01
Sức mạnh đáng kinh ngạc của những thói quen "vi mô"
Một trường hợp thú vị đã được đề cập trong cuốn sách của James Clear như sau:
Đội đua xe đạp chuyên nghiệp trước đó của Anh là một đội hạng ba. Trong gần 110 năm, không có người Anh nào từng giành huy chương trong giải đua xe đạp Tour de France (sự kiện lớn nhất trong giới đua xe đạp).
Cho tới khi có sự xuất hiện của huấn luyện viên David John Brailsford.
Chỉ 5 năm sau khi ông tiếp quản, đội tuyển Anh đã gây chấn động thế giới: trong 10 năm từ 2007 đến 2017, các tay đua người Anh đã giành được tổng cộng 66 huy chương vàng Olympic và Paralympic, đồng thời giành 5 chức vô địch liên tiếp tại Tour de France.
Chuyện gì đã xảy ra?
Trên thực tế, ông chỉ làm một số việc "lặt vặt" như: Thay đổi gel massage để làm cho cơ bắp phục hồi nhanh hơn, thuê bác sĩ ngoại khoa để dạy các thành viên trong nhóm cách tốt nhất để cải thiện tỷ lệ bị cảm lạnh, chọn mỗi người một gối nệm khác nhau để đảm bảo giấc ngủ...
Ông nói: "Chúng tôi chỉ đang tách biệt mỗi một mắt xích, rồi sau đó cải thiện mỗi phần bị hỏng thêm 1%, và cứ như vậy sẽ có một sự cải thiện đáng kể về tổng thể."
Đây là sức mạnh đáng kinh ngạc của những thói quen "vi mô", thói quen nhỏ bé.
Thói quen là phúc lợi của việc tự cải thiện, nó giống như tiền lãi vậy. Bạn có thể không cảm thấy bất kỳ sự khác biệt trong một hoặc hai ngày, nhưng sau một vài tháng hoặc một vài năm, bạn sẽ thấy rằng những thói quen này có tác động rất lớn. Thói quen thực sự có thể thay đổi số phận.
Nếu thói quen quan trọng như vậy, vậy làm thế nào để chúng ta phát triển những thói quen tốt?
Tác giả của cuốn sách đã tóm tắt 4 bí quyết cho việc phát triển những thói quen tốt sau: hiển thị, khát vọng, phản ứng và phần thưởng.
02
Định luật đầu tiên: Hiển thị - khiến nó dễ thấy
Lấy một ví dụ:
Hệ thống đường sắt của Nhật Bản có thể nói là một trong những hệ thống đường sắt tốt nhất trên thế giới. Nếu bạn đi tàu ở Nhật Bản, bạn sẽ thấy rằng các nhân viên có thói quen rất đặc biệt:
Khi tàu đến gần đèn tín hiệu, tài xế sẽ chỉ và nói: "Đèn tín hiệu có màu xanh."
Khi tàu vào và ra khỏi ga, người lái sẽ chỉ vào đồng hồ tốc độ và hét to lên tốc độ hiển thị.
Trước khi tàu rời đi, các nhân viên trên sân ga sẽ thông báo: "Tất cả an toàn".
Quá trình này được gọi là "xác nhận chỉ định" với mục đích để giảm sai sót của con người.
Mặc dù có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng hiệu quả lại rất tốt, xác nhận này giúp làm giảm 85% sai sót và 30% tỷ lệ tai nạn.
Tại sao "xác nhận chỉ định" lại rất hiệu quả? Bởi vì nó đang đưa ra một sự "hiển thị", biến thói quen tiềm thức thành thói quen có ý thức, giúp chúng ta luôn cảnh giác và biết những gì mình đang thực sự làm.
Trong thực tế, một hành vi càng bị tự động hóa thì càng khó suy nghĩ về nó một cách có ý thức. Sau khi làm một việc gì đó vô số lần, chúng ta bắt đầu nảy sinh sự bất cẩn. Theo thời gian, nó trở thành một thói quen và chúng ta chỉ lặp lại nó một cách máy móc mà không suy nghĩ một cách có ý thức.
Điều này đòi hỏi phải có sự ra đời của một hệ thống "xác nhận chỉ định" trong cuộc sống.
Bạn có thể tạo một thời khóa biểu tùy chỉnh, liệt kê các thói quen hàng ngày và giữ cho mình cảnh giác với các thói quen đó. Nếu bạn nghĩ rằng mình cần thực hiện một thay đổi, bạn có thể thử "xác nhận chỉ định" và nói to ra những gì bạn muốn làm và kết quả có thể được tạo thành.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tập trung vào công việc của mình, nhưng chú ý rằng bạn không thể nhấc điện thoại lên, bạn có thể nói to: "Tôi muốn chơi điện thoại di động, nhưng tôi không cần nó. Chơi điện thoại di động có thể khiến tôi không hoàn thành được công việc hôm nay."
Thay đổi hành vi luôn bắt đầu bằng ý thức. Xác nhận chỉ định và thời khóa biểu tùy chỉnh sẽ cho phép bạn nhận ra thói quen của mình và học cách kích hoạt thói quen, đó là bước đầu tiên để phát triển thói quen tốt.
03
Định luật thứ 2: Khát vọng, làm cho nó có sức hút
Việc gì hấp dẫn hơn đối với bạn, bạn càng muốn làm điều đó. Đây là một sự thật là hiển nhiên.
Vì vậy, một cơ hội nào đó càng hấp dẫn thì khả năng hình thành nên thói quen càng lớn.
Làm thế nào để sản sinh ra sự hấp dẫn đó? Làm thế nào chúng ta nên tạo thói quen hấp dẫn hơn và để bản thân có "khao khát" làm điều này?
ABC, đài truyền hình nổi tiếng của Mỹ, đã tiến hành sự "yêu thích ràng buộc" trên quy mô lớn và cho ra đời một hoạt động tiếp thị rất thành công.
Vào mỗi thứ 5, ABC sẽ phát bộ phim truyền hình. Ngoài việc chiếu bình thường, họ còn khuyến khích người xem làm bỏng ngô và rượu vang đỏ để đặc biệt thưởng thức vào mỗi tối thứ Năm. Vì vậy, xếp hạng tỷ suất người xem của đài ABC vào đêm thứ Năm luôn tăng vọt.
Theo nhân viên của họ, ABC chỉ là đang "buộc" những gì họ muốn khán giả làm (xem chương trình của họ) và những gì người xem muốn làm từ lâu (thư giãn, uống, ăn bỏng ngô) vào làm một mà thôi, đây chính là cái được gọi là "yêu thích ràng buộc".
Theo thời gian, mọi người bắt đầu kết nối phim truyền hình của ABC với cảm giác thư giãn và giải trí, vì vậy thói quen xem các chương trình TV ABC trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Trong cuộc sống, chúng ta cũng có thể sử dụng sự "ràng buộc" này để nuôi dưỡng những thói quen tốt. Ví dụ: bạn không thích xử lý email công việc, nhưng nếu bạn có thể vừa làm việc bạn muốn làm vừa xử lý email, bạn sẽ dần thấy thói quen xử lý email trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Rất khó để nuôi dưỡng một thói quen nhưng với thủ thuật đơn giản này, hầu như tất cả các thói quen đều trở nên hấp dẫn hơn.
04
Định luật thứ 3: Phản ứng, khiến nó trở nên dễ dàng thực hiện
Một giáo sư tại Đại học Florida đã từng làm một phép so sánh thú vị. Ông chia các sinh viên trong một lớp thành hai nhóm, một trong số đó là "nhóm số lượng", cuối kì gửi càng nhiều ảnh thì điểm càng cao.
Nhóm còn lại là "nhóm chất lượng" trên mạng, các sinh viên này chỉ cần chụp 1 bức ảnh cho cả học kỳ, nhưng bức ảnh đó phải gần như hoàn hảo thì mới đạt điểm cao.
Kết quả cuối cùng thật bất ngờ, và tất cả các tác phẩm xuất sắc đều đến từ các sinh viên của "nhóm số lượng".
Điều này là do họ đã mài giũa được nhiều kỹ năng chuyên nghiệp khác nhau trong quá trình chụp hàng trăm bức ảnh. Nhưng "nhóm chất lượng" thì ngược lại, trong đầu họ lúc nào cũng nghĩ làm thế nào để bức tranh trở nên hoàn hảo, và cuối cùng, lại chỉ nộp được một bức tranh tầm thường.
Câu chuyện này cho chúng ta biết rằng nếu bạn muốn làm chủ một thói quen, bạn cần bắt đầu từ sự lặp lại, không cần theo đuổi sự hoàn hảo, nhưng để phải không ngừng luyện tập, số lượng chính là chìa khóa.
Nhưng bản chất con người của chúng ta là "tiết kiệm mọi thứ" và bộ não của chúng ta theo bản năng lại luôn chọn làm những việc dễ dàng hơn. Nói cách khác, một thói quen càng khó, thì càng khó bồi dưỡng nên. Ngược lại, nếu chúng ta có thể làm cho thói quen trở nên dễ dàng, thì việc gắn bó với nó cũng sẽ theo đó mà dễ dàng hơn.
Chúng ta nên làm gì?
Bí mật nằm ở môi trường. Môi trường giống như một bàn tay vô hình, và nó sẽ vô tình biến đổi mọi bước đi của chúng ta. Bạn có phát hiện ra rằng:
Khi bạn đi ăn với một người bạn, bạn sẽ đặc biệt khó kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống của mình.
Ai đó đang xem TV ở bên cạnh, còn bạn thì lại muốn tập trung vào công việc của mình, nhưng bạn luôn cảm thấy khó tập trung.
Tấ cả đều do môi trường. Vì vậy, chúng ta có thể phát triển các thói quen tốt hơn bằng cách tối ưu hóa môi trường và loại bỏ các "trở ngại" gây lãng phí thời gian và năng lượng của chúng ta trong môi trường đó.
05
Định luật thứ 4: Phần thưởng, khiến nó khiến ta cảm thấy thoải mái
Lịch sử phát triển của kẹo cao su là một bằng chứng mạnh mẽ của định luật thứ tư.
Ngay từ thế kỷ 19, kẹo cao su đã có mặt trên thị trường, nhưng doanh số bán hàng rất tệ. Cho đến khi kẹo cao su của Wrigley ra mắt vào năm 1891, doanh số bán kẹo cao su bắt đầu tăng nhanh. Nhai kẹo cao su cũng đã trở thành thói quen lan rộng khắp thế giới.
Kẹo cao su đầu tiên là loại kẹo cao su không mùi, nhai lâu, nhưng vị rất không ngon. Wrigley đã thêm các thành phần như bạc hà vào kẹo cao su để làm cho sản phẩm ngon và hấp dẫn hơn, việc thay đổi hương vị cũng thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp lúc bấy giờ.
Sau đó, Wrigley đã tiến thêm một bước và thúc đẩy mạnh mẽ chức năng làm sạch răng miệng của kẹo cao su, và một quảng cáo phổ biến ra đời: giúp hơi thở thơm mát hơn.
Một khi chúng ta cảm thấy vui vẻ khi làm điều gì đó, chúng ta sẽ sẵn sàng lặp lại nó. Giống như khi nhai kẹo cao su, mọi người đều cảm thấy nhận được hương vị thơm tho, hạnh phúc sẽ gửi tín hiệu đến não, và sau đó nó sẽ vô thức nhớ lại và lặp lại hành vi này.
Ba luật đầu tiên - làm cho rõ ràng, làm cho hấp dẫn hơn, làm cho đơn giản và dễ dàng, tất cả đều làm tăng tần suất của một số hành vi nhất định. Định luật thứ tư, làm cho thú vị hơn, làm tăng khả năng thực hiện việc này vào lần tới, tạo thành một chu trình thói quen hoàn chỉnh.
Nhưng một điều đáng chú ý: chúng ta không chỉ tìm kiếm sự hài lòng, điều chúng ta cần là cảm giác hài lòng ngay lập tức.
Bởi vì chúng ta coi trọng hiện tại hơn tương lai, chúng ta thích lợi nhuận nhanh hơn là lợi nhuận dài hạn. Đây là bản chất của con người.
Chúng ta cần thích nghi với bản chất con người. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng những thói quen tốt, bạn có thể thêm một chút hạnh phúc tức thì vào đó và để bản thân dần "yêu" những thói quen này.
Ví dụ, nếu bạn đã làm việc chăm chỉ trong một thời gian dài, bạn có thể tự thưởng cho mình một buổi mát xa toàn thân hoặc đi du lịch một chuyến. Loại thỏa mãn nho nhỏ này có thể cung cấp cho bạn niềm hạnh phúc tức thì để tận hưởng một thói quen, và mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn chỉ khi thói quen tràn đầy niềm vui.