Khoảng 6 năm trước, tôi từng trả lời một câu hỏi trên mạng như sau: "Đối với những người ở độ tuổi 20, những chuyện nào nên tỉnh ngộ càng sớm càng tốt?"
Hiện tại tôi đã 30 tuổi, cảm thấy mình nên trả lời câu hỏi này một lần nữa.
30 tuổi, độ tuổi khá gượng gạo.
Già không thể cạnh tranh với nhóm người trẻ tuổi, nhưng cũng không già tới mức nói với người trẻ tuổi rằng mình là bậc bô lão.
Đã không còn cảm thấy phấn khích với những thứ mới mẻ, những cũng chẳng già tới mức có thể biện hộ cho những thứ cũ kĩ.
Khoảng 2,3 năm trước, tôi đã gặp phải rất nhiều câu hỏi rằng: là một phụ nữ sắp bước vào tuổi 30, chị nhìn nhận bản thân như thế nào?
Vì vậy, so với bạn bè đồng lứa, tôi đã chuẩn bị khá tốt để đón chào thời khắc này.
"Phụ nữ 30 tuổi", đây dường như là một "loài" vô cùng đặc biệt.
Truyền thông đại chúng đã viết sẵn cho họ hai kịch bản quảng cáo:
Nhanh nhanh chóng chóng trở về sau giờ làm để nấu bữa tối cho gia đình, vui vẻ dùng "phép thuật" giặt sạch vết bẩn trên quần áo của đứa con nghịch ngợm, ngày ngày đeo tạp dề, nghĩ xem hôm nay ăn món gì…
Ngày ngày bị cha mẹ, họ hàng giục kết hôn, đến tối nằm khóc quyết định muốn sống là chính mình, đứng giữa dòng người, quyết định làm một "bà cô" thật tuyệt vời và rực rỡ…
Sau này, tôi mới phát hiện ra, vấn đề mà một "phụ nữ 30 tuổi" và một "người 30 tuổi" phải đối mặt căn bản là không có sự khác nhau về bản chất, cuộc sống không hề cho họ một bài trắc nghiệm riêng.
Và có một vài đáp án, mà gần đây tôi đã hiểu ra.
1. Mục tiêu cuộc sống của tôi là "ổn định ở giữa"
Ai cũng nói "lính mà không muốn làm tướng thì không phải là linh giỏi"
Câu nói này có lẽ không sai, nhưng khi quan sát những người xung quanh, tôi nhận ra rằng sự đau khổ của một nửa trong số họ đều đến từ việc không quản lý tốt kì vọng, nói cách khác, đau khổ đến từ việc kì vọng quá cao.
Còn mục tiêu của tôi lại là "ổn định".
Có tinh anh tới đâu cũng không thể dự đoán được cơn gió tinh thần của từng thời đại.
Có may mắn tới đâu cũng không thể dẵm chuẩn mỗi làn sóng cơ hội gập ghềnh.
Và khi sóng gió ập tới, con người sẽ theo đó mà chết đi một phần, phần còn lại, tất cả đều được dành cho sự nghi ngờ - nghi ngờ cuộc sống bình thường và những giây phút huy hoàng, đâu mới là lãng phí của cuộc sống.
Vì vây, tôi lựa chọn "ổn định ở giữa", đem sự nhiệt tình đầu tư vào những thứ lâu dài hơn.
Mặc dù chúng luôn không đủ "thời trang" và luôn chậm nửa nhịp, nhưng điều này cũng không có nghĩa là hoàn toàn thoải mái, theo một ý nghĩa nào đó, những người trông có vẻ dậm chân tại chỗ lại vất vả hơn rất nhiều so với tưởng tượng, giống như Nữ hoàng Đỏ trong "Alice in Wonderland", bạn sẽ phải rất dùng sức chạy mới có thể giữ nguyên được vị trí đó.
Tôi tin rằng mọi vật đều có một con đường riêng, cứ từ từ men theo con đường đó mà chạy bộ là được.
2."Dám yêu, dám hận, cũng dám thờ ơ"
Tôi đã từng nghĩ rằng mong muốn làm hài lòng người khác là một điều vô cùng phù phiếm. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng, đôi khi đó là bởi vì tôi không muốn chọc giận, làm người khác phiền lòng.
Không muốn tốn tinh thần và sức lực cho các cuộc xung đột, kết quả là nó bào mòn dần ý thức về sự tôn nghiêm của chính mình.
Trước đây, tôi thường dùng sự tự ti như một cách biểu đạt giúp tiết kiệm sức nhất.
Nhưng một người bạn của tôi đã nói rằng:
"Đừng tự ti trước những kẻ ngu ngốc, bởi họ sẽ xem là thật và trở nên kiêu ngạo trước mặt bạn."
Sau đó, tôi phát hiện ra rằng, trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, đôi khi bạn cần phải biết thể hiện sự thờ ơ.
Không cần phải lo lắng quá nhiều về phản ứng của người khác trước khi nói. Hay nếu suy nghĩ thẳng thắn của mình khiến người khác bị tổn thương hoặc không hạnh phúc, tôi cũng không cần phải bù đắp bằng sự hoảng loạn.
Mặt khác của sự thờ ơ cho phép chúng ta tránh xa những thông tin và cảm xúc dư thừa.
Cách tốt nhất để mọi người bước vào một môi trường mới đó là hòa nhập vào tâm trạng của môi trường đó.
Cùng khóc, cùng cười, cùng phẫn nộ,
Đem những khám phá của riêng bạn vào một nhóm lớn mà không cần phải suy nghĩ.
Không quan tâm đến những điều không đáng quan tâm,
Để lại niềm đam mê, ý nghĩa và lời nói cho một cái gì đó xứng đáng để bạn chú ý.
3. Đừng trao quyền "tổng kết" bản thân cho người khác
Một điều mà các phương tiện truyền thông đại chúng rất hay làm, đó là tổng kết ra một tâm lý phổ biến nào đó:
"Những người trẻ này đều là những người thuộc chủ nghĩa vô lo."
"Thế hệ trẻ ngày nay còn có những lý tưởng cao đẹp!"
"Những người này trông đã không có tiền đồ" ….
Nói đúng ra, đây chính là một hình thức kinh doanh.
Bởi vì là một hình thức kinh doanh nên những hình dung đó luôn khiến con người gật đầu trong vô thức, cảm thấy hình như nói trúng mình…
Nhưng, đọc nhiều sách hơn, hiểu rõ bản thân hơn, bạn sẽ không thấy bất cứ danh từ hay tính từ nào ngoài kia rơi trúng mình.
Những phương tiện truyền thông đại chúng dường như biết bạn rất rõ kia cũng đâu thể nào sống thay cho bạn được.
Trước khi hiểu rõ và trở thành chính mình, đừng vội vàng hợp nhất mình với những người khác.