Đây là tấm séc của Apple từ những đầu thành lập công ty, được ký bởi Steve Jobs và người đồng sáng lập Steve Wozniak. Tấm séc khi đó trị giá 3.430 USD cho các bộ phận của Apple-1 và dùng địa chỉ của Apple tại 770 Welch.
Năm 1976 khi mới thành lập Apple, hai nhà đồng sáng lập có lúc không còn xu dính túi. Jobs phải bán chiếc Volkswagen trong khi Wozniak bán máy tính bỏ túi HP-65 để có nguồn tiền cho công ty hoạt động và tạo dựng nên đế chế Apple ngày nay. Ảnh: Reuters
Đây là tấm séc của Apple từ những đầu thành lập công ty, được ký bởi Steve Jobs và người đồng sáng lập Steve Wozniak. Tấm séc khi đó trị giá 3.430 USD cho các bộ phận của Apple-1 và dùng địa chỉ của Apple tại 770 Welch.
Năm 1976 khi mới thành lập Apple, hai nhà đồng sáng lập có lúc không còn xu dính túi. Jobs phải bán chiếc Volkswagen trong khi Wozniak bán máy tính bỏ túi HP-65 để có nguồn tiền cho công ty hoạt động và tạo dựng nên đế chế Apple ngày nay. Ảnh: Reuters
Đơn xin việc của Steve Jobs năm 1973 vào công ty Atari sau khi ông rời trường Cao đẳng Reed, nơi ông đã theo học khoảng sáu tháng. Trong đơn, Jobs liệt kê "tiếng Anh, văn học" là chuyên ngành chính. Ông còn bổ sung các kỹ năng của mình chủ yếu liên quan đến công nghệ. Chẳng hạn, ở mục khả năng đặc biệt của bản thân, Jobs viết "kỹ sư công nghệ điện tử" và "thiết kế số".
Một năm sau khi viết đơn, Steve Jobs được nhận vào Atari với vai trò kỹ thuật viên. Tại đây, ông đã gặp Wozniak, cả hai sau đó rời Atari và thành lập Apple năm 1976. Ảnh: Rrauction
Đơn xin việc của Steve Jobs năm 1973 vào công ty Atari sau khi ông rời trường Cao đẳng Reed, nơi ông đã theo học khoảng sáu tháng. Trong đơn, Jobs liệt kê "tiếng Anh, văn học" là chuyên ngành chính. Ông còn bổ sung các kỹ năng của mình chủ yếu liên quan đến công nghệ. Chẳng hạn, ở mục khả năng đặc biệt của bản thân, Jobs viết "kỹ sư công nghệ điện tử" và "thiết kế số".
Một năm sau khi viết đơn, Steve Jobs được nhận vào Atari với vai trò kỹ thuật viên. Tại đây, ông đã gặp Wozniak, cả hai sau đó rời Atari và thành lập Apple năm 1976. Ảnh: Rrauction
Bìa tạp chí Macworld số ra mắt từ tháng 2/1984 in hình cố CEO Apple trên trang bìa cùng chữ ký của ông. Thông tin trên trang bìa cho biết lúc này Jobs là Chủ tịch hội đồng quản trị Apple Computer. Ông tạo dáng với bộ ba máy tính Macintosh khi giới thiệu chúng với thế giới. Sau này, những chiếc Macintosh được thay thế bằng iMac và trở thành một trong những sản phẩm thành công nhất của Apple. Ảnh: Rrauction
Bìa tạp chí Macworld số ra mắt từ tháng 2/1984 in hình cố CEO Apple trên trang bìa cùng chữ ký của ông. Thông tin trên trang bìa cho biết lúc này Jobs là Chủ tịch hội đồng quản trị Apple Computer. Ông tạo dáng với bộ ba máy tính Macintosh khi giới thiệu chúng với thế giới. Sau này, những chiếc Macintosh được thay thế bằng iMac và trở thành một trong những sản phẩm thành công nhất của Apple. Ảnh: Rrauction
Hai tấm danh thiếp gắn với từng thời kỳ của Jobs ở Apple. Tấm bên trái được in năm 1978-1979 với chức anh của Jobs là Phó chủ tịch. Công ty ở địa chỉ 20863 Stevens Creek Blvd, (B3-C), Cupertino, California, 95014.
Tấm màu trắng được phát hành năm 1983 với điểm nhấn logo cầu vồng. Chức danh của Jobs là Chủ tịch hội đồng quản trị. Lúc này, Apple bắt đầu thành công với Apple II và cần văn phòng lớn hơn nên tháng 1/1978, công ty chuyển đến trụ sở tại địa chỉ 10260 Bandley Drive ở Cupertino. Ảnh: Rrauction
Đây là danh thiếp hiếm hoi còn lại của Jobs về thời gian ông làm tại Pixar. Điểm đặc biệt là ở mặt sau, ông để lại thông tin liên lạc viết tay. Theo người nắm giữ danh thiếp, khi đang lái xe gần Mountain View, bà vô tình va phải một chiếc Mercedes. Họ tấp vào lề đường để trao đổi thông tin bảo hiểm và người phụ nữ rất ngạc nhiên khi biết người lái xe chính là Steve Jobs. Ông đang trên đường từ văn phòng Pixar đến NeXT. Vì đang bận, ông rút danh thiếp, ghi lại số điện thoại và các thông tin liên lạc. Sau này, tấm danh thiếp này trở thành món đồ được săn đón vì độ hiếm của nó cũng như có chữ viết tay của huyền thoại công nghệ. Ảnh: Reuters
Bức thư tay trên được Jobs viết cho một cậu bé 6 tuổi. Trong một bữa tối từ thiện vào tháng 10/1982, Mark F. Miller, cựu phó chủ tịch điều hành kiêm tổng giám đốc của Hearst Magazines, đề nghị Jobs viết cho con trai ông về những gì có thể mong đợi trong tương lai.
"Khi 6 tuổi, tôi không có máy tính. Cháu thật sự may mắn. Hãy tiếp tục tìm hiểu về máu tính và chúng sẽ giúp ta giao tiếp với nhau. Cháu là tương lai của chúng ta", Jobs viết. Miller cho rằng ngay cả khi được bất ngờ đề nghị viết thư, Jobs cũng cẩn thận chọn câu từ dễ hiểu với nét chữ dễ đọc để một cậu bé 6 tuổi có thể nắm được thông điệp rõ ràng. Ảnh: Rrauction
Bức thư tay trên được Jobs viết cho một cậu bé 6 tuổi. Trong một bữa tối từ thiện vào tháng 10/1982, Mark F. Miller, cựu phó chủ tịch điều hành kiêm tổng giám đốc của Hearst Magazines, đề nghị Jobs viết cho con trai ông về những gì có thể mong đợi trong tương lai.
"Khi 6 tuổi, tôi không có máy tính. Cháu thật sự may mắn. Hãy tiếp tục tìm hiểu về máu tính và chúng sẽ giúp ta giao tiếp với nhau. Cháu là tương lai của chúng ta", Jobs viết. Miller cho rằng ngay cả khi được bất ngờ đề nghị viết thư, Jobs cũng cẩn thận chọn câu từ dễ hiểu với nét chữ dễ đọc để một cậu bé 6 tuổi có thể nắm được thông điệp rõ ràng. Ảnh: Rrauction
Một trong những bạn học trung học của Jobs đã đóng góp cuốn kỷ yếu năm 1971 của bà, trong đó nhà sáng lập Apple đã ký tặng bằng một bài thơ. "Khi bạn nhìn thấy những dòng này, hãy nhớ tôi. Tôi chỉ thể nói rằng hãy nhớ tôi như bạn có thể", Steve Jobs viết. Ảnh: Rrauction
Một trong những bạn học trung học của Jobs đã đóng góp cuốn kỷ yếu năm 1971 của bà, trong đó nhà sáng lập Apple đã ký tặng bằng một bài thơ. "Khi bạn nhìn thấy những dòng này, hãy nhớ tôi. Tôi chỉ thể nói rằng hãy nhớ tôi như bạn có thể", Steve Jobs viết. Ảnh: Rrauction