Tài chính

Những giải pháp của Trung Quốc để cứu thị trường bất động sản

Nhiều "ông lớn" BĐS Trung Quốc thua lỗ nặng

Theo ước tính của Bloomberg, tình trạng sụt giảm nhà ở chưa từng có của Trung Quốc và việc ngừng xây dựng đã khiến các nhà phát triển bất động sản tại quốc gia này điêu đứng. Doanh thu bất động sản năm vừa qua lao dốc mạnh và chạm mức thấp nhất 7 năm.

Những giải pháp của Trung Quốc để cứu thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Rất nhiều tài sản của các hộ gia đình tại đô thị ở Trung Quốc gắn liền với bất động sản. (Ảnh minh họa: KT)

Trong số 60 công ty bất động sản niêm yết ở Trung Quốc đại lục đưa ra thông báo về lợi nhuận trước hạn vào ngày 31/1/2023, có tới 60% thua lỗ trong năm ngoái. Cuộc khủng hoảng tín dụng đã gây ra làn sóng chấn động khắp ngành bất động sản và dẫn đến tình trạng vỡ nợ của một số “ông lớn” trong ngành.

Tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu trung bình tại 80 công ty bất động sản hàng đầu của Trung Quốc đã tăng lên 152% vào quý 2 năm 2022 - gấp đôi so với mức vào giữa năm 2020 trước khi các hạn chế nợ đối với các nhà phát triển bất động sản được đưa ra.

Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản để phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế từng bị tê liệt sau ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.

Thị trường bất động sản Trung Quốc năm 2022 đã chứng kiến đợt suy giảm trầm trọng nhất trong thời gian gần đây. Doanh số bán bất động sản giảm nhanh hơn so với trước đó; đầu tư bất động sản cũng giảm lần đầu tiên tính từ khi các số liệu được tính toán từ cách đây hơn 1 thập kỷ.

Mạnh tay "giải cứu" thị trường BĐS

Mới đây, Bắc Kinh bắt đầu áp dụng hàng loạt chính sách, như kế hoạch nới lỏng vay vốn cho các nhà phát triển bất động sản, giải quyết nguy cơ “khát” vốn. Các nhà chức trách cũng đang xem xét đưa ra tỉ lệ thế chấp thấp hơn để thúc đẩy giao dịch bất động sản.

Một điểm đáng chú ý trong kế hoạch "giải cứu" thị trường bất động sản của Trung Quốc là thay vì hỗ trợ trên toàn ngành, Chính phủ đang chủ yếu hỗ trợ các công ty mạnh trên thị trường.

Ủy ban Phát triển và Ổn định tài chính Trung Quốc (FSDC) đã yêu cầu các cơ quan quản lý ngân hàng và chứng khoán hỗ trợ củng cố bảng cân đối kế toán của các công ty phát triển bất động sản quan trọng và không gặp vấn đề về kiểm toán cũng như chưa từng có vi phạm nghiêm trọng.

Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế về tài chính cho ngành bất động sản được ít tháng. Song, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc cần phải nỗ lực nhiều hơn để giải quyết các vấn đề liên quan tới bất động sản.

Những giải pháp của Trung Quốc để cứu thị trường bất động sản - Ảnh 2.

Thị trường bất động sản đóng góp khoảng 1/4 GDP của Trung Quốc. (Ảnh minh họa: CNBC)

Báo cáo của IMF chỉ ra rằng, một lượng lớn các nhà đầu tư vào trái phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tính đến tháng 11/2022, nhiều công ty bất động sản đã vỡ nợ hoặc có khả năng vỡ nợ cao - giá trái phiếu trung bình dưới 40% mệnh giá chứng khoán - đại diện cho 38% thị phần năm 2020 của các công ty.

IMF nhận định, cuộc khủng hoảng bất động sản "vẫn chưa được giải quyết" và tăng trưởng của nước này vẫn "chịu áp lực".

Theo Economist, chương trình “giải cứu” hiện tại của chính quyền Trung Quốc có thể giúp khôi phục thị trường bất động sản của quốc gia đông dân nhất thế giới, nhưng nếu Chính phủ không có những cải cách thực sự thì lĩnh vực này sẽ lặp lại chu kỳ bùng nổ-suy thoái như vừa qua.

Về phía Trung Quốc, lại có quan điểm trái ngược, khi cho rằng thị trường bất động sản của nước này nhìn chung “hoạt động trơn tru” và không ở trong tình trạng “khủng hoảng”./.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Cục Hàng không chỉ đạo khẩn vấn đề sương mù "bủa vây" chuyến bay

Những ngày gần đây và thời gian tới, tình trạng sương mù, mưa phùn ở khu vực miền Bắc tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động của các sân bay, nhiều chuyến bay phải hoãn, hủy, chuyển hướng hạ cánh. Để đảm bảo hoạt động bay an toàn cũng như quyền lợi của hành khách trước ảnh hưởng trên, Cục Hàng không vừa chỉ đạo khẩn gửi các đơn vị liên quan.