Theo y học cổ truyền, lưỡi thể hiện tình trạng sức khỏe của con người, xem lưỡi có thể phán đoán được nhiều bệnh tật, kể cả bệnh ung thư.
Trên đầu lưỡi có thể có thể xuất hiện một số thay đổi bất thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, nếu chúng ta kịp thời phát hiện sẽ rất có ích cho quá trình điều trị bệnh tiếp theo.
Theo Đông y, các bộ phận trên cơ thể con người là một chỉnh thể đối lập thống nhất theo quan niệm "bên trong như vậy tất sẽ biểu hiện bên ngoài", tức ngũ tạng lục phủ đều liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với lưỡi. Như vậy, kiểm tra đầu lưỡi chính là phương pháp quan trọng để chuẩn đoán bệnh trong Đông y.
Riêng với bệnh ung thư, một người khi ung thư sắp phát tác hoặc đã bị bệnh rồi, trên đầu lưỡi có thể có những đặc điểm gì? Mặc dù những dấu hiệu đó chưa hẳn chắc chắn là biểu hiện của bệnh ung thư nhưng cũng cho thấy bạn cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình.
Ảnh minh họa: Internet
Các đốm trắng hoặc sọc trên lưỡi
Thông thường trên lưỡi không dễ xuất hiện các đốm trắng hoặc sọc trắng, chúng đều có lớp màng phủ lưỡi nông, phân bố đều, nếu lâu ngày xuất hiện các đốm trắng hoặc sọc trắng thì bạn nên chú ý hơn nhé. Đầu tiên hãy xem có phải mình bị bạch sản ở miệng hay lichen phẳng ở miệng không, nếu không, bạn cần xem xét các tổn thương tiền ung thư.
Đặc biệt lưu ý, những người thích hút thuốc lá hay uống nước nóng lúc bình thường rất dễ làm tổn thương niêm mạc lưỡi và niêm mạc miệng, sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư, nếu là một trong số những người này thì không nên bất cẩn và thực hiện sớm các kiểm tra.
Lưỡi luôn cảm thấy nóng
Những người thích ăn đồ cay và tê thường có cảm giác nóng rát lưỡi sau khi ăn đồ ăn, ngoài ra, ngay cả khi lưỡi bị đóng vảy thì cảm giác này cũng sẽ xảy ra. Nếu bạn cảm thấy nóng rát trên lưỡi mà không thể giải thích được, bạn không được bất cẩn, rất có thể cơ thể đang nhắc nhở bạn rằng cơn nhồi máu não sắp xảy ra.
Bác sĩ Sheng Lei, Trưởng khoa Bệnh não của Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc số 2 Giang Tô, cho biết nếu những người trên 50 hoặc 60 tuổi bị đau lưỡi không rõ nguyên nhân hoặc tê và sưng lưỡi trong thời gian ngắn kèm theo khóe miệng bị lệch và liệt một bên cơ thể, cần chú ý, rất có thể là tín hiệu của nhồi máu não, cần được kiểm tra kịp thời.
Tất nhiên cũng có thể là thiếu chất dinh dưỡng, hoặc nhiễm nấm, ung thư lưỡi cũng có thể gây đau lưỡi, trường hợp nào đau lưỡi thường xuyên hơn mà không tìm được nguyên nhân thì bạn nên đi khám sớm.
Lớp phủ lưỡi nhợt nhạt, lưỡi phù và dấu răng xung quanh lưỡi
Nhiều người có thể khó phân biệt được lớp phủ của lưỡi nhưng nếu thân lưỡi mập (phù) thì có thể thấy rõ, dễ phát hiện dấu răng trên lưỡi, lưỡi bình thường không có răng. Do đó, khi phát hiện ra những thay đổi này ở lưỡi, chỉ cần có một loại thay đổi thì bạn không thể bỏ qua, nó cho thấy bạn là người có cơ địa lạnh và cần điều chỉnh cơ thể kịp thời.
Ngoài việc quan sát lưỡi, bạn cũng có thể xem cơ thể có những thay đổi khác như tay chân lạnh, phân khó thành hình, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều đều có thể liên quan đến cơ thể bị nhiễm lạnh.
Lưỡi dâu tây
Cái gọi là lưỡi dâu có nghĩa là có nhiều chấm nhỏ màu đỏ trên bề mặt của đầu lưỡi, giống như bề mặt của quả dâu tây. Hiện tượng này xảy ra có thể liên quan đến một số vấn đề, chẳng hạn như nhiệt độ và độ ẩm quá cao trong cơ thể, nghĩa là hiện tượng nóng trong tương đối nghiêm trọng, cần kiểm tra lá lách và dạ dày.
Ngoài vấn đề nhiệt ẩm còn có thể liên quan đến bệnh ban đỏ và bệnh Kawasaki (viêm động mạch kích thước trung bình), ngoài việc gây ra bệnh lưỡi dâu, hai bệnh này cũng sẽ kèm theo sốt cao.
Mảng trắng
Các mảng trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng do nhiễm nấm. Bệnh này xuất hiện khi sức khỏe răng miệng của bạn bị mất cân bằng do thuốc hoặc bệnh tật.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, các mảng trắng, phẳng, không thể cạo đi được xuất hiện trên lưỡi được gọi là bạch sản, nhiều khả năng phát triển thành ung thư khoang miệng nếu kéo dài. Vì vậy, bạn nên đi gặp bác sỹ ngay nếu nhận thấy triệu chứng này.
Lưỡi có màu đỏ tươi
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh Kawasaki, một căn bệnh rất nghiêm trọng và hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ em, gây hiện tượng viêm mạch máu. Ngoài ra, lưỡi có màu đỏ tươi cũng là một triệu chứng của bệnh ban đỏ.
Bên cạnh đó, nếu bạn thấy lưỡi của mình nhẵn và có màu đỏ, kèm theo đau trong miệng thì đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B3.
Cảm giác bỏng rát
Nếu bạn có cảm giác như bị bỏng lưỡi khi uống đồ uống hoặc luôn cảm giác có vị kim loại trong miệng thì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thần kinh. Tình trạng này được gọi là hội chứng miệng bỏng rát hay rối loạn cảm giác miệng. Các vấn đề sức khỏe khác như trào ngược acid và đái tháo đường cũng có thể gây ra cảm giác này.
Lưỡi trơn
Nếu lưỡi trơn bóng, không có những vệt gợn nhỏ, thì đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic và vitamin B. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng, bệnh celiac (một bệnh rối loạn đường tiêu hóa, không dung nạp gluten) hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Khi bề mặt lưỡi có các mảng lớn nhỏ khác nhau, không gây đau, đó là một bệnh lành tính thường được gọi là lưỡi địa lý hay lưỡi bản đồ.
Vết sưng trên lưỡi
Mặt dưới của đầu lưỡi thường xuất hiện những vết loét nhỏ, có màu đỏ và đau nhưng sẽ tự biến mất. Đây là dấu hiệu của sự kích ứng.
Nứt lưỡi
Vết nứt ở lưỡi thường hình thành khi bạn già đi nhưng chúng cũng là dấu hiệu của hội chứng Sjogren (bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính) hoặc bệnh vẩy nến.
Chúng có thể vô hại nhưng nhớ vệ sinh sạch sẽ vùng miệng sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Lưỡi to
Lưỡi to (Macroglossia) là hiện tượng lưỡi của bạn quá to so với miệng và thường được nhận biết bằng dấu răng ở hai bên lưỡi. Nguyên nhân của lưỡi to là nhiễm trùng, dị ứng hoặc suy giáp.
Đau lưỡi
Đau lưỡi là một tình trạng phổ biến, cho thấy các dấu hiệu bệnh khác nhau. Bệnh loét miệng và lichen phẳng là 2 nguyên nhân chính dẫn tới đau nhức, tưa lưỡi và lưỡi địa lý. Một số loại thuốc hoặc bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây đau lưỡi.
Nếu trên lưỡi xuất hiện các cục, u kèm theo các mảng màu trắng và đau nhức, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Hãy đến gặp bác sỹ nha khoa sớm nhất có thể.
Dấu hiệu của ung thư miệng
Các vết loét không lành, đau và nổi cục ở lưỡi kèm theo đó là các triệu chứng nuốt khó, nhai khó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Nếu các triệu chứng này không thuyên giảm và kéo dài, cần tới gặp bác sỹ để khám và chẩn đoán sớm bệnh.
Lưỡi màu tím và có đốm đen trên bề mặt
Khi bạn nhìn thấy những dấu hiệu này, rất có thể đó là do bạn đã bị tắc nghẽn trong mạch máu. Thường bệnh nhân gặp vấn đề về mạch máu sẽ có thêm các triệu chứng khác như: đau đầu, tức ngực, sưng phù ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, da xỉn màu.
Nếu lưỡi chuyển tím đậm, đốm đen rõ ràng đi kèm các triệu chứng kể trên, hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu không muốn đối mặt với các bệnh huyết khối nguy hiểm như: thuyên tắc phổi, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim…
Lưỡi có màu vàng
Những người vệ sinh răng miệng không tốt sẽ thường có màu vàng nhạt trên bề mặt lưỡi. Lúc này, 1 lượng vi khuẩn lớn đã bùng phát và đang hoành hành trong miệng của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn đã vệ sinh tốt mà tình trạng không thay đổi thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về gan hoặc túi mật. Khi bệnh nặng, hơi thở cũng sẽ có mùi hôi, kèm các biểu hiện thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn
Lưỡi có lông màu trắng ở giữa
Đây là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng hoặc táo bón mãn tính.
Khi đó, lông trắng sẽ chỉ mọc ở giữa lưỡi và chia lưỡi làm 2 phần, nhưng với những người mắc bệnh dạ dày mãn tính có lượng axit dạ dày thấp, bệnh u xơ dạ dày mãn tính hoặc loét hành tá tràng thì lông trắng có thể mọc nhiều hơn ở phần giữa lưỡi, kèm theo lưỡi sưng phù nhẹ.
Các vết loét lâu lành ở lưỡi
Một cái lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng và bề mặt mịn màng, không có cục u, không lở loét.
Còn nếu trên bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét gây khó khăn cho việc ăn uống và kéo dài mãi không khỏi, mặc dù đã được điều trị, hoặc những khối u màu đỏ hoặc màu trắng thì bạn phải cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.