Kỹ năng sống

Những cách mọi người biện minh cho việc làm xấu

Không phải ai cũng đủ chín chắn, dũng cảm để thừa nhận mình đã làm sai và xin lỗi. Việc chấp nhận đã làm điều xấu có thể khiến họ giảm hình ảnh và ý thức về bản thân, vì lẽ đó họ luôn tìm các lý do để trốn tránh.

Dưới đây là 9 cách mọi người hay biện minh cho việc xấu.

Hoàn cảnh xô đẩy

Đây là lập luận quen thuộc, bởi con người bẩm sinh ích kỷ và sẽ lợi dụng người khác để vươn lên trong cuộc sống. Không phải họ mà chính thế giới đen tối, hoàn cảnh xô đẩy đã buộc họ phải làm những việc đó để tồn tại. Họ đổ lỗi cho cả thế giới và hành động như thể mọi người trong vũ trụ đều hành xử giống hệt mình.

Ai đó cũng làm như vậy

Khi làm sai, họ dẫn ví dụ có những người đã làm điều khủng khiếp này trước đó. Cái cớ càng hay hơn khi người được dẫn là một nhân vật có tiếng. Bằng cách đó, họ có thể tự cho việc mình làm hợp lý, đúng, đã có tiền lệ, từ đó phủi sạch lỗi của mình.

Có những người dẫn ví dụ đã có tiền lệ như vậy để biện minh cho việc xấu của mình. Ảnh: Psychology today

Có những người dẫn ví dụ đã có tiền lệ như vậy để biện minh cho việc xấu của mình. Ảnh: Psychology today

Vì một mục đích lớn lao hơn

Đây là một lựa chọn yêu thích dành cho những người tin rằng họ ưu việt hơn những người khác. Họ có thể hành động như thể có một sứ mệnh cao cả hoặc mục đích lớn lao, nên gây tổn hại, thậm chí hy sinh bạn không thương tiếc.

Quá khứ

Chắc chắn, quá khứ của con người có thể ảnh hưởng đến cách họ phản ứng với mọi thứ ở hiện tại. Tuy nhiên không phải ai trải qua tuổi thơ tồi tệ cũng trưởng thành không trọn vẹn. Càng không nên lấy đó làm cái cớ để gây tổn hại cho người khác và cầu xin sự rủ lòng thương. Hành vi xấu vẫn luôn xấu.

Không có ác ý

Họ nói rằng họ làm việc đó với ý định tốt, mà không lường trước được kết quả. Đây hệt như bài mở đầu một bộ phim mà không tính đến cái kết thúc không có hậu.

Bạn quá nhạy cảm

Họ làm việc tổn hại cho bạn xong, không có một lời xin lỗi nào mà lại nói bạn đang suy diễn, nhìn sự việc ở chiều hướng tiêu cực và quá nhạy cảm.

Bạn ép tôi làm việc đó

Đây là một cách tiếp cận thậm chí còn cực đoan hơn khi đổ lỗi cho nạn nhân. Họ có thể tự thuyết phục rằng bạn không tốt nên họ phải làm hành động xấu đó để "trả đũa". Để xoa dịu cảm giác tội lỗi, họ có thể phóng đại hoặc thậm chí bịa đặt dựa trên những gì bạn đã làm, bởi khi bạn ăn năn, áy náy, họ càng ít cảm giác có lỗi.

Chúng ta không hợp nhau

Họ đổ lỗi cho hành động xấu của mình là do sự không tương thích và không phù hợp giữa hai người.

Tôi không nhớ

Một số người có thể chặn hành vi xấu khỏi ký ức của họ. Trong tâm lý học gọi hiện tượng này là mất trí nhớ có chọn lọc, kiểu như "Ừ, chúng ta đang cãi nhau. Điều tiếp theo em nhớ là đang trên máy bay về nhà, chứ không nhớ đã làm gì xúc phạm anh".

(Theo Psychology Today)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm