Tờ Bloomberg nhận định, công ty ô tô lớn nhất thế giới đã trải qua một quý khó khăn và những vấn đề chuỗi cung ứng mà họ gặp phải dường như vẫn chưa thể biến mất sớm. Điều này là một cảnh báo với những nhà sản xuất ô tô lớn khác – và cả các cổ đông của họ.
Toyota Motor chứng kiến lợi nhuận giảm 18% trong quý 2/2022. Nguyên nhân phần lớn là do việc giá nguyên vật liệu thô tăng khiến lợi nhuận hoạt động của Toyota giảm 315 tỷ yên (2,35 tỷ USD) và làm giảm doanh thu do nguồn cung bị hạn chế. Công ty Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng bởi "những sự kiện không mong muốn" như việc Thượng Hải bước vào các đợt phong tỏa và lũ lụt tại Nam Phi – làm sụt giảm sản lượng. Với tất cả những thông tin đáng thất vọng đó, cổ phiếu của Toyota đã giảm mạnh.
Tất cả những điều này nghe như những vấn đề sản xuất bình thường trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu chịu thiệt hại và giá dầu cao. Tuy nhiên, việc này xảy ra với Toyota khiến nó gây ra sự chú ý: Một nhà sản xuất ô tô kỳ cựu có một mạng lưới các nhà cung cấp gắn bó chặt chẽ cùng với hệ thống quản lý hàng tồn kho, cho đến nay, đã hoạt động rất tốt. Hoạt động sản xuất toàn cầu của Toyota là một trong những hoạt động nhanh nhẹn và tinh chỉnh nhất. Bởi vậy, theo nhận định của Bloomberg, nếu Toyota còn không thể theo kịp những thách thức ngày càng sâu sắc của vấn đề sản xuất, thì những công ty ô tô khác cũng khó có thể làm được.
Trải qua nhiều tháng chuỗi cung ứng gặp khó khăn và thiếu thốn, Toyota đã nỗ lực chống chọi. Công ty xe hơi này đã điều chỉnh chiến lược sản xuất Just-In-Time nổi tiếng của mình, tập trung vào hiệu suất siêu cao, giữ nhiều kho dự trữ hơn và giảm bớt bất kỳ sự căng thẳng nào. Chiến lược này đã hiệu quả thông qua cơ sở dữ liệu thông tin chuỗi cung ứng của gần 7.000 bộ phận, cho phép Toyota duy trì sự chặt chẽ với các nhà cung cấp và xem điều gì đang xảy ra trên tất cả các cấp. Công ty cũng nỗ lực tăng cường hơn nữa hệ thống phân phối, các mối quan hệ làm việc và mạng lưới để đánh giá nhu cầu về ô tô.
Bất chấp tất cả những hỗn loạn và các chỉ số kinh tế khó hiểu, Toyota vẫn có thể nhìn xa nhất có thể về cung và cầu. Điều đó trái ngược với những gì hầu hết các công ty cùng ngành ô tô đang trải qua - họ tận dụng sự thiếu hụt để tăng lợi nhuận và loại bỏ hoàn toàn các bộ phận không có sẵn khỏi xe. Quan trọng hơn, họ không (và nhiều người vẫn chưa) lập kế hoạch cho tương lai. Điều đó có nghĩa là những gì Toyota nói bây giờ là báo hiệu của nhiều vấn đề về sản xuất và cung ứng sẽ xảy ra trong tương lai.
Công bố kết quả kinh doanh quý mới nhất vào thứ năm, Toyota cho biết các nhà cung cấp của họ đang gặp khó khăn về giá nguyên liệu và phụ tùng, buộc hãng phải sửa đổi kế hoạch của mình vào phút chót. Điều đó dẫn đến giảm thu nhập từ hoạt động kinh doanh của công ty. Để củng cố chuỗi cung ứng của mình và đối phó với "môi trường kinh doanh khắc nghiệt hiện tại" và những thách thức kéo dài khác, công ty có kế hoạch trợ giúp các nhà cung cấp về các vấn đề như thỏa thuận giá mua. Nhà sản xuất ô tô này cũng đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất của mình, giúp các nhà sản xuất nhỏ có thêm thời gian để mua phụ tùng và tuyển nhân công.
Đây không chỉ là tình huống duy nhất nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới phải vượt qua. Các nhà cung cấp đang chịu rủi ro căng thẳng, các vết nứt trong dây chuyền sản xuất của Toyota sẽ khó sửa chữa. Không dễ dàng để tìm thấy một nhà cung cấp thay thế cho một linh kiện bị thiếu hoặc một nhà sản xuất mặc định và mọi sự cố đều dẫn đến độ trễ.
Ngoài ra, công ty cũng lưu ý rằng tình trạng thiếu hụt những thứ như chất bán dẫn sẽ tiếp tục "không thể đoán trước" sẽ ảnh hưởng đến sản xuất xe điện và gây ra sự chậm trễ. Những khó khăn trong sản xuất của Toyota là một dấu hiệu cho thấy các công ty ô tô hô hào sắp có hàng triệu chiếc sắp ra mắt có thể sẽ rất khó thành công.
Nếu các nhà sản xuất đang cố gắng dự báo về tương lai, đây là những dấu hiệu cho thấy họ nên tập trung giải quyết. Một số thiếu hụt chắc chắn đã được giảm bớt, những thiếu hụt lớn khác vẫn tồn tại. Khi lạm phát tiếp tục gia tăng, các nhà sản xuất cần phải chú ý đến các cảnh báo của Toyota. Nếu sản xuất bị đình trệ vì chi phí tiếp tục tăng, các công ty sẽ thấy mình bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn, tự kéo dài tình trạng cung thấp, nhu cầu cao và giá cao.