Kali là chất điện giải cần thiết cho cơ thể con người. Nồng độ bình thường của ion kali có thể duy trì các chức năng sinh lý như nhịp tim, hoạt động thần kinh, cơ và hô hấp. Việc hạ kali máu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí còn gây liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong trong trường hợp nặng.
Mặc dù các triệu chứng thiếu hụt kali có thể nhẹ, nhưng mọi người cần nắm rõ để có hành động phòng ngừa.
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu kali
1. Luôn cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hoặc đuối sức khi tập thể dục, rất có thể bạn đang bị thiếu kali. Mỗi tế bào trong cơ thể luôn cần một lượng kali nhất định để có thể hoạt động. Nếu thiếu khoáng chất này, chúng sẽ không thể hoạt động bình thường mà sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi.
2. Xuất hiện chuột rút
Kali đóng vai trò quan trọng trong việc làm mượt các chuyển động của cơ. Do đó, khi lượng kali trong cơ thể sụt giảm sẽ dẫn đến tình trạng cơ yếu, tê liệt cơ hoặc chuột rút.
3. Khát nước và đi tiểu thường xuyên
Cơ thể thiếu kali thường đi kèm tình trạng giảm hàm lượng natri, ảnh hưởng tới chức năng trữ nước của thận, khiến người bệnh đi tiểu nhiều và cảm thấy thường xuyên khát nước. Vì vậy, nếu thấy bản thân có dấu hiệu này thì bạn nên đi kiểm tra sớm để tìm hiểu đúng nguyên nhân. Trong trường hợp thiếu kali thì nên bổ sung sớm.
4. Chán ăn, buồn nôn, táo bón
Các tín hiệu mà kali giúp chuyển tiếp từ não bộ đến hệ tiêu hóa giúp kích thích và đẩy nhanh tiêu hóa thức ăn. Việc không bổ sung đầy đủ khoáng chất này khiến các cơn co thắt trở nên yếu đi, có thể gây các vấn đề như đầy hơi, táo bón.
5. Chóng mặt, ngất xỉu
Tụt giảm kali có thể làm mất cân bằng nước và điện giải, ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim và tác động đến các tế bào thần kinh cơ giải phóng năng lượng. Do đó, nếu bạn bị chóng mặt hoặc ngất xỉu khi làm việc, hãy nhanh chóng đi bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời.
Lưu ý: Bệnh nhân cao huyết áp, người dùng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài, người mắc các bệnh về tiêu hóa đều rất dễ bị thiếu kali. Vì vậy cần hết sức chú ý theo dõi, thường xuyên thăm khám sức khỏe để phát hiện kịp thời. Nếu cơ thể thiếu kali thì nên uống bổ sung ngay.
Ăn thường xuyên 5 thực phẩm này để bổ sung kali cho cơ thể
Kali có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên, vừa an toàn lại rất dễ tìm thấy. Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu kali, ngoài việc uống thuốc, bạn nên bổ sung loại khoáng chất này thông qua chế độ ăn uống hằng ngày.
Sự đa dạng của những loại thực phẩm giúp bạn có nhiều lựa chọn trong việc bổ sung kali vào bữa ăn. Bên cạnh đó còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể như chất xơ, vitamin và muối khoáng, giúp bạn nâng cao được sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Dưới đây là những thực phẩm giàu kali nhất mà lại dễ kiếm:
1. Ăn trái cây mỗi ngày
Các loại trái cây có thể bổ sung kali một cách hiệu quả bao gồm cam, dưa hấu, đu đủ và chuối.1 quả chuối có thể cung cấp 487mg kali. Lượng kali trong một cốc nước cam là 355 mg. Đây những thực phẩm bổ sung sức khỏe nên có trên bàn ăn sáng của bạn.
2. Khoai lang
Khoai lang là một trong những thực phẩm chứa nhiều kali nhất. Một củ khoai có chứa 855 mg kali. Ngoài ra còn có chất xơ, beta - carotene và một lượng tinh bột có thể cung cấp đủ năng lượng cho bạn trong ngày.
3. Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, rau dền đều chứa nhiều kali nên bạn có thể ăn điều độ mỗi ngày. Đặc biệt, có tới 839mg kali trong một cốc nước cải bó xôi tươi, lượng kali này còn nhiều hơn nhiều so với hàm lượng kali có trong một cốc nước ép cà chua (400mg).Vì vậy, nếu bạn yêu thích các món ăn từ rau xanh, hãy ưu tiên các loại rau này vào chế độ ăn uống của bạn để cơ thể nhận được nhiều lượng kali hơn.
4. Ngao
Cứ mỗi 100g ngao có chứa khoảng 534mg kali và có nồng độ vitamin B12 cao nhất trong bất kì loại thực phẩm nào. Vì vậy, hãy thường xuyên bổ sung chúng vào chế độ ăn của bạn.
5. Bí đỏ
Là một loại thực phẩm có chứa nhiều kali và chất chống oxi hóa gấp 2 lần so với các thực phẩm khác. Vì vậy, bí đỏ nên có mặt thường xuyên hơn trong bữa cơm hằng ngày của bạn.
(Theo Toutiao)