Doanh nghiệp

Nhiều tập đoàn chuyển chuỗi sản xuất về Việt Nam, nước ta đã có 174 dự án FDI bán dẫn, tổng vốn hơn 11 tỷ USD

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin tại Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về ngành công nghiệp bán dẫn.

Theo Bộ trưởng, đối với Tập đoàn công nghệ số 1 thế giới là Nvidia, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với cơ quan liên quan thành lập 2 tổ, bao gồm Tổ công tác triển khai hợp tác và Tổ đàm phán với Nvidia.

Hai tổ này đã tiến hành trao đổi và làm việc với Nvidia để thu hút đầu tư, cụ thể hóa phương án hợp tác và đã đạt được nhiều kết quả đột phá, đem lại tiếng vang lớn, đồng thời nâng tầm vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới là điểm đến của công nghệ cao, công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Nhiều tập đoàn chuyển chuỗi sản xuất về Việt Nam, nước ta đã có 174 dự án FDI bán dẫn, tổng vốn hơn 11 tỷ USD- Ảnh 1.

CEO Nvidia Jensen Huang có chuyến thăm và làm việc lần thứ 2 tạiViệt Nam trong hai ngày 5-6/12 để công bố một số hợp tác chiến lược của Nvidia tại Việt Nam. Ảnh: VGP

Trước đó, vào ngày 5/12/2024, Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Nvidia đã được ký kết nhằm hợp tác thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển và Trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.

Thỏa thuận này được đánh giá là "cú hích" quan trọng giúp Việt Nam có được bước nhảy vọt về công nghệ trong thời gian tới, có hiệu ứng lan tỏa lớn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư công nghệ cao khác trên thế giới, nhất trong lĩnh vực AI, bán dẫn đầu tư vào Việt Nam; đồng thời thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn và AI.

Hơn nữa, sự kiện ký kết thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Nvidia đã được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá rất cao về sự quyết tâm, hành động quyết liệt của các lãnh đạo các cấp, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự chủ động, tích cực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sự kiện này gây một tiếng vang lớn trong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ và các quốc gia trên thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin rằng: "Ngay sau khi ký kết Thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam nhân chuyến thăm và làm việc của CEO Jensen Huang, Nvidia đã triển khai ngay các công việc liên quan như tuyển người, kiện toàn bộ máy lãnh đạo và củng cố, thu hút nhân tài trong và ngoài nước về làm việc tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển".

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn trong ngành công nghiệp bán dẫn

Nhiều tập đoàn chuyển chuỗi sản xuất về Việt Nam, nước ta đã có 174 dự án FDI bán dẫn, tổng vốn hơn 11 tỷ USD- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn nhờ vào những điểm sau.

Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí cạnh tranh.

Thứ hai, sự đầu tư và nâng cấp mạnh về cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, cởi mở.

Thứ tư, quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ.

Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp xúc, làm việc với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu như Qualcomm, Google, Meta, LAM Research, Qorvo, AlChip... và đã có kế hoạch cụ thể chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam, phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.

Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn, với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. Trong đó, điển hình là Samsung có kế hoạch đầu tư 2 nhà máy kiểm định, đóng gói bán dẫn tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4,1 tỷ USD.

Ngoài ra, trong thời gian qua, theo Bộ trưởng thông tin, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác chủ chốt, tiềm năng trong lĩnh vực bán dẫn, cụ thể như: Đưa hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo thành nội hàm then chốt của các khuôn khổ đối tác, hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp với Mỹ, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Đồng thời, Việt Nam khai thác hiệu quả các cơ hội hợp tác từ việc nâng cấp, nâng tầm quan hệ đầu tư, công nghệ với các đối tác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Ví dụ như hoạt động triển khai các chương trình của Quỹ Đổi mới sáng tạo và an ninh công nghệ (ITSI) thuộc Đạo luật Chip của Mỹ đã và đang hỗ trợ Việt Nam đào tạo 120 giảng viên, 4.000 sinh viên và

Cùng chuyên mục

Đọc thêm