Kỹ năng sống

Nhiều người tưởng bộ phận này của gà là tốt nhưng thực ra lại chứa nhiều dịch bạch huyết và khối u

Gà là loại gia cầm được nuôi theo hình thức thả rông nên dễ bị nhiễm vi khuẩn. Không phải bộ phận nào của gà cũng nên ăn.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội) bàn giải về thịt gà như sau: Thịt gà thuộc nhóm thịt trắng. Nếu chỉ xem thịt gà như một món ăn thì đã đánh giá quá thấp giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này. Trong Đông y, nhiều bộ phận của gà có thể trở thành phương thuốc trị bệnh hiệu quả như thịt gà, sụn gà.

Nhiều người tưởng bộ phận này của gà là tốt nhưng thực ra lại chứa nhiều dịch bạch huyết và khối u - Ảnh 1.

Tuy nhiên, gà là loại gia cầm được nuôi theo hình thức thả rông nên dễ bị nhiễm vi khuẩn. Không phải bộ phận nào của gà cũng phù hợp để tiêu thụ.

"Nhất phao câu, nhì đầu cánh" - Quan niệm này liệu có đúng?

Phao câu gà là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Mỗi con gà chỉ có 1 cái phao câu duy nhất, hương vị của chúng lại béo béo ngậy ngậy nên ai cũng thích. Quan niệm của người xưa cho rằng: "Nhất phao câu, nhì đầu cánh", tuy nhiên hiện nay quan niệm này liệu có đúng?

Theo bác sĩ đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân Y) việc ví phao câu là bộ phận bổ nhất của con gà chỉ phù hợp với thời xưa. Bởi lúc đó nước ta còn nghèo, thiếu ăn, thiếu mặc, trong khi phao câu gà là bộ phận cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, nhất là giàu chất béo. Tuy nhiên đây lại là bộ phận bẩn nhất của con gà.

Nhiều người tưởng bộ phận này của gà là tốt nhưng thực ra lại chứa nhiều dịch bạch huyết và khối u - Ảnh 2.

BS Quang cho hay, phao câu tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh và chất độc hại, chúng thấm sâu vào mô chứ không còn nằm trên bề mặt nữa. Cho nên dù mọi người có cố làm sạch đến đâu cũng không thể loại bỏ hết được những mầm bệnh này. Đáng nói, nhiều con còn có khối u vùng hậu môn, u này có thể là u ác tính. Nếu thường xuyên ăn bộ phận này thì độc tố sẽ dần tích tụ vào cơ thể, đến một lúc nào đó sẽ phát bệnh.

Theo phân tích của bác sĩ Doãn Thị Tường Vi (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), phao câu gà là bộ phận tập trung tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Tế bào này có khả năng ăn vi khuẩn, nhưng lại không thể tiêu diệt được chúng, vì thế theo thời gian sẽ là nơi trú ẩn của hàng loạt vi rút và vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe.

Nhiều người tưởng bộ phận này của gà là tốt nhưng thực ra lại chứa nhiều dịch bạch huyết và khối u - Ảnh 3.
Nhiều người tưởng bộ phận này của gà là tốt nhưng thực ra lại chứa nhiều dịch bạch huyết và khối u - Ảnh 4.

Phao câu gà là một bộ phận có thể chứa nhiều mầm bệnh.

Do đó, hãy hạn chế ăn phao câu để không nhiễm chất độc từ bộ phận này nhé!

Những bộ phận bẩn nhất của con gà mà bạn nên thận trọng

1. Nội tạng của gà

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), nội tạng của gia súc và gia cầm đều không có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như nội tạng gà bao gồm gan, tim, ruột, thận, lá lách, phổi của con gà. Đây là những cơ quan đảm nhiệm vai trò chuyển hóa chất độc hại ra bên ngoài, do đó khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm độc và chứa nhiều vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng. Đặc biệt gan gà giàu dinh dưỡng nhưng là nơi tích lũy nhiều kim loại nặng, chứa mầm bệnh tật.

Nhiều người tưởng bộ phận này của gà là tốt nhưng thực ra lại chứa nhiều dịch bạch huyết và khối u - Ảnh 5.

Như vậy, dù yêu thích vị thơm mềm của nội tạng gà đến đâu thì hãy hạn chế tiêu thụ chúng để không gây bệnh.

Bệnh nhân gút cần kiêng ăn nội tạng gà vì thành phần có purin. Phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ, người có cơ địa nhạy cảm hạn chế ăn nội tạng gà, trừ phần trứng non.

2. Da gà

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, da gà là bộ phận mà cả Đông y lẫn Tây y đều khuyên không nên ăn, đặc biệt là khi đang mắc một số bệnh như gút, tiểu đường, huyết áp cao... vì da gà có chứa nhiều chất béo và có hàm lượng cholesterol cao.

Nhiều người tưởng bộ phận này của gà là tốt nhưng thực ra lại chứa nhiều dịch bạch huyết và khối u - Ảnh 6.

Ngoài ra, da gà tiếp xúc trực tiếp với lông gà, nằm ở lớp ngoài cùng nên dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn ký sinh. Da gà khó làm sạch nên khi ăn, người dùng cần cẩn trọng để không hấp thụ "ổ vi khuẩn" vào cơ thể. Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp... cũng không nên ăn da gà vì dễ bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm