Kỹ năng sống

Nhiều người mắc 4 sai lầm khi tập thể dục khiến cơ thể CHỊU HỌA: Lợi ích không thấy mà còn đẩy nhanh lão hoá, tổn thương xương khớp


Người trung niên và người cao tuổi nên đi bộ hay nghỉ ngơi?

Đến một độ tuổi nhất định, các chức năng khác nhau của cơ thể sẽ suy giảm, nhiều người bắt đầu chú ý đến việc giữ gìn sức khỏe, mong sống lâu và khỏe mạnh. Tập thể dục là một cách để tăng tuổi thọ, vì ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và cải thiện sức khoẻ.

Nhiều người mắc 4 sai lầm khi tập thể dục khiến cơ thể CHỊU HỌA: Lợi ích không thấy mà còn đẩy nhanh lão hoá, tổn thương xương khớp - Ảnh 1.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "BMJ" đã chỉ ra rằng đối với người trung niên và người cao tuổi, hoạt động thể chất giúp làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Mức độ hoạt động thể chất tỉ lệ thuận với việc giảm thiểu rủi ro với sức khoẻ con người.

Nghiên cứu bao gồm dữ liệu từ 36.383 đối tượng với độ tuổi trung bình là 62,6 tuổi. Kết quả cho thấy những người tham gia ít nhất 6,25 giờ hoạt động thể chất nhẹ mỗi ngày hoặc 24 phút hoạt động thể chất cường độ cao có thể giảm nguy cơ tử vong từ 50 - 60% so với những người ít tập thể dụng hoặc thậm chí không vận động.

Năm 2021, Đại học Bắc Carolina, Hoa Kỳ đã khảo sát 16.732 phụ nữ với độ tuổi trung bình là 72 và phát hiện ra rằng đi bộ bất kể trong thời gian dài hay ngắn đều có thể giảm nguy cơ tử vong.

Ngược lại, họ cũng phát hiện ra rằng việc ít vận động có liên quan đáng kể đến nguy cơ tử vong. Người ngồi lâu, không chịu đi lại, nguy cơ tử vong sớm sẽ cao hơn bình thường. Những người ngồi 10 giờ một ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 48% và những người ngồi 12 giờ một ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 192%.

Tuy nhiên, để đạt được lợi ích từ việc tập luyện, điều đầu tiên và cũng rất quan trọng là bạn phải luyện tập một cách khoa học. Dưới đây là 4  kiểu tập thể dục không những không đem lại lợi ích mà còn mang đến tai hoạ cho cơ thể.

1. Luyện tập không ngừng nghỉ kể cả khi bị bệnh

Vận động quý nhất ở chỗ kiên trì, nhưng không nhất thiết là ngày nào cũng phải tập, cần phải xem xét đến các yếu tố như độ tuổi, thể chất, thói quen, thời gian.

Nhiều người mắc 4 sai lầm khi tập thể dục khiến cơ thể CHỊU HỌA: Lợi ích không thấy mà còn đẩy nhanh lão hoá, tổn thương xương khớp - Ảnh 2.

Nói chung, tần suất tập thể dục chỉ cần phù hợp với cơ thể, sức khoẻ của bạn đều được cho là đủ. Ví dụ, một người bình thường tập thể hình có thể tập 3 đến 4 lần một tuần, và khoảng cách giữa hai lần tập không quá 3 ngày. Nếu bị bệnh, trước tiên hãy nghỉ ngơi thật tốt và tiếp tục tập thể dục sau khi cơ thể đã hồi phục, như vậy sẽ không gây mệt mỏi quá mức và làm suy yếu khả năng miễn dịch của bạn.

2. Thường xuyên leo núi, leo cầu thang

Nhiều người trung niên và cao tuổi thích leo núi, leo cầu thang mà ít ai biết rằng khi làm những điều trên, khớp gối phải chịu rất nhiều áp lực. Ngoài ra, các khớp bị va đập với nhau nhiều lần, rất dễ tổn thương. Ở độ tuổi này, tốt nhất là bạn nên hạn chế các hoạt động như leo núi, leo cầu thang để tránh gây ra các bệnh về xương khớp.

3. Sai lầm khi nghĩ “cường độ càng cao, lợi ích càng nhiều”

Thể chất của mỗi người là không giống nhau, vì vậy cường độ tập luyện cũng sẽ khác nhau. Nếu như vận động vượt quá phạm vi mà cơ thể có thể chịu đựng sẽ rất dễ dẫn đến bị “phản tác dụng”. 

Tập thể dục thể thao quá sức sẽ làm tăng mức tiêu thụ oxy và các chất chuyển hóa, ngoài ra còn làm tăng gánh nặng cho tim, dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim. Như vậy, nguy cơ đột tử, tổn thương và tốc độ lão hóa sẽ diễn ra ngày càng nhanh.

Nhiều người mắc 4 sai lầm khi tập thể dục khiến cơ thể CHỊU HỌA: Lợi ích không thấy mà còn đẩy nhanh lão hoá, tổn thương xương khớp - Ảnh 3.

4. Bài tập xoay vai

Một số người trung niên và cao tuổi thích tập xoay vai vì nghĩ rằng có thể tác động đến cơ vai. Cũng có một số bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ và vai gáy cho rằng bài tập này có thể làm giảm triệu chứng và điều trị bệnh. Trên thực tế, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho khớp vai, dễ gây đứt dây quấn quay và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.

Người trung niên và người cao tuổi, tập thể dục hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc sau

Kiên trì

Kiên trì vận động sẽ giúp cho các cơ được linh hoạt, tinh thần thoải mái, giảm áp lực tinh thần. Tuy nhiên, cũng cần chú ý dành ra 1 đến 2 ngày trong tuần để nghỉ ngơi, như vậy sẽ giúp cơ thể đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.

Nhiều người mắc 4 sai lầm khi tập thể dục khiến cơ thể CHỊU HỌA: Lợi ích không thấy mà còn đẩy nhanh lão hoá, tổn thương xương khớp - Ảnh 4.

Luyện tập từ từ

Nên tập luyện từ từ, từ ít đến nhiều, nắm vững bài tập, không tăng cường độ đột ngột vì như vậy cơ thể không kịp thích ứng, dễ gây tổn thương. Đặc biệt người cao tuổi thể trạng yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính khác nhau không nên nóng vội, cần tăng dần lượng vận động trong phạm vi cơ thể có thể chịu đựng được.

An toàn, khoa học

Thể dục thể thao cần khoa học, an toàn để tránh những chấn thương không đáng có. Đặc biệt đối với người trung niên và người cao tuổi mắc bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ để biết được thể chất của mình và tập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cần theo dõi thường xuyên lượng đường huyết, huyết áp, lipid máu,… để để can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

Nguồn Aboluowang


Cùng chuyên mục

Đọc thêm