Tài chính

Khi tài chính bị biến thành vũ khí chống Nga

Liên minh châu Âu, Mỹ và các đồng minh của mình đã đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine bằng các biện pháp trừng phạt tài chính chưa từng có nhằm làm hỗn loạn nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới. Chúng được thiết kế để cô lập Nga với các hệ thống tài chính toàn cầu, gây tổn thất lớn nhất có thể đối với Moscow.

Trong tuần đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra, Ngân hàng Trung ương Nga phải vật lộn để hạn chế thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Lịch sử cho thấy các Ngân hàng Trung ương thường có vai trò rất lớn trong những cuộc chiến. Chúng không chỉ tài trợ cho các hoạt động quân sự mà còn đóng vai trò quan trọng để ổn định nền kinh tế.

Ngân hàng Trung ương Nga không phải ngoại lệ. Kể từ khi mâu thuẫn với phương Tây bùng lên năm 2014 liên quan tới Ukraine, Nga đã bị phương Tây trừng phạt và Ngân hàng Trung ương nước này đóng vai trò quan trọng để ổn định nền kinh tế. Cùng với đó, cơ quan này cũng bắt đầu tích trữ ngoại hối khổng lồ với giá trị khoảng 643 tỷ USD. Nó được xem là khiên chắn để bảo vệ đồng rúp trong trường hợp một cuộc khủng hoảng khác nổ ra.

Đó cũng là lý do tại sao một loạt các biện pháp mới của phương Tây và đồng minh nhằm thẳng vào Ngân hàng Trung ương Nga. Theo đó, các biện pháp này sẽ khiến Nga không thể truy cập vào kho dự trữ hàng trăm tỷ USD của Nga nằm trong khu vực tài phán của họ (Trung Quốc không làm theo các biện pháp này). Nó không thể giúp Ngân hàng Trung ương Nga giảm thiểu ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt trước đó.

Khi tài chính bị biến thành vũ khí chống Nga - Ảnh 1.

Matt Levine của Bloomberg cho rằng: "Dự trữ ngoại hối của Nga bao gồm một tập hợp các bút toán kế toán. Tuy nhiên, trong hủng hoảng, bút toán không quan trọng chút nào. Quan trọng là các mối quan hệ và nếu các mối quan hệ của bạn trở nên tồi tệ thì số tiền đó cũng coi như biến mất".

Và hậu quả rõ ràng là nghiêm trọng. Đồng rúp của Nga đã mất giá mạnh so với đồng USD mà Nga không thể can thiệp dù có dự trữ ngoại khối khủng. Thay vào đó, Nga đã phải nâng lãi suất lên hơn gấp đôi, từ 9,5% lên 20%.

Giới chức Nga cũng đã phải áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để ngăn chặn nguồn vốn chảy ra ngoài cũng như ngăn việc rút tiền ồ ạt.  Các biện pháp cũng bao gồm đóng băng tài sản của các nhà đầu tư không cư trú, khiến họ không thể thanh lý tài sản nắm giữ và lệnh cấm chuyển đổi rúp sang các loại tiền tệ khác. Ngoài ra, các công ty có doanh thu từ xuất khẩu được yêu cầu phải bán 80% dự trữ ngoại hối của họ.

Mỹ và châu Âu cũng đưa 7 ngân hàng Nga vào diện bị ngắt kết nối với SWIFT, hệ thống nhắn tin toàn cầu được sử dụng để tạo điều kiện thanh toán giữa các tổ chức tài chính. Điều đó buộc Nga phải tìm ra những cách khác với độ phức tạp lớn hơn rất nhiều so với hệ thống được cả thế giới sử dụng.

Trong khi Nga gặp khó khăn, phương Tây lại tạo điều kiện hết sức cho Ukraine trong lĩnh vực tài chính bên cạnh các hỗ trợ về mặt quân sự.

Tuy nhiên, xuất khẩu dầu và khí đốt của nga chưa bị ảnh hưởng. Đó vẫn là huyết mạch tài chính quan trọng. Giá năng lượng trên toàn cầu đang cao kỷ lục và tiếp tục cao hơn nữa. Đây chính là "hỗ trợ" quý báu đối với nền kinh tế Nga.

Hiện tại, Mỹ và châu Âu vẫn chưa thực hiện bất cứ động thái nào nhằm làm gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung khí và dầu của Nga. Thực tế, họ sẽ gánh chịu những hậu quả kinh tế lớn nếu áp dụng phương thức này. Nga cung cấp 40% lượng khí đốt tự nhiên của châu Âu. Nếu mất nguồn cung này, kinh tế toàn châu Âu sẽ sụt giảm 3%. Giá dầu và khí đốt tăng đột biến cũng sẽ gây ra siêu lạm phát, vốn đã là vấn đề chính trị quan trọng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm