Xây dựng bởi các kiến trúc sư tài năng
Dự án quy tụ tổng cộng 16 nhà sáng tạo nổi tiếng, từ kiến trúc sư Ando Tadao và Kuma Kengo, giám đốc nghệ thuật Katayama, nhà thiết kế thời trang Nigo, người sáng lập thương hiệu quần áo đô thị A Bathing Ape, cho đến nhà thiết kế nội thất Katayama Masamichi, người từng thiết kế nội thất cho Uniqlo ở New York, Paris và Ginza.
Dự án hướng đến việc xóa bỏ suy nghĩ rằng nhà vệ sinh là nơi tối tăm, mất vệ sinh, thậm chí nguy hiểm. Các nhà vệ sinh thuộc dự án không chỉ sạch sẽ, sáng tạo mà còn phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính hay thể trạng.
Nhà vệ sinh nhìn xuyên thấu ở Yoyogi Fukamachi Minipark. Khi khóa cửa, kính sẽ mờ đục.
Nhà vệ sinh làm từ gỗ của Kuma Kengo tại công viên Nabeshima Shoto. Cách thiết kế mới lạ làm cho nhà vệ sinh như hòa vào thiên nhiên.
Đặt yếu tố vệ sinh lên hàng đầu
Dù được thiết kế kiểu cách và mới lạ, các nhà vệ sinh công cộng vẫn phải đề cao yếu tố sạch sẽ. Mỗi nhà vệ sinh thuộc dự án được dọn dẹp 3 lần một ngày và được chuyên gia kiểm tra hằng tháng.
Các nhà vệ sinh thường được làm sạch sâu bằng dung môi và sản phẩm chuyên dụng khác. Bên ngoài, hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió cũng được bảo dưỡng mỗi năm một lần. Hơn nữa, nhân viên dọn vệ sinh mặc quần yếm “sành điệu”, giúp mang lại một hình ảnh tích cực và năng động.
Trải nghiệm dọn vệ sinh dành cho trẻ em cũng thuộc một phần dự án, mục đích là để giáo dục thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc giữ gìn các cơ sở công cộng, để các em lớn lên và trở thành những người lớn có trách nhiệm.
Hình ảnh các em chăm chỉ cọ rửa sàn nhà.
Chuyên gia hướng dẫn các em nhỏ về các dung dịch và thiết bị vệ sinh.
Khi đến Nhật Bản, khách du lịch có thể ấn tượng với những nhà hàng có phòng vệ sinh sạch sẽ, thiết kế độc đáo. Với sự độc đáo đó, thiết kế nhà vệ sinh có thể biến nhà hàng thành điểm đến hấp dẫn. Thế nhưng bản thân nhà vệ sinh công cộng thì chưa bao giờ trở thành một địa điểm “check-in” thu hút.
Yamato chỉ ra rằng phòng vệ sinh công cộng sạch giúp cải thiện hình ảnh khu phố. “Mọi người kéo tới khu Shibuya cả ngày lẫn đêm, thế nhưng nhiều nhà vệ sinh tại đây không được bảo quản tốt. Chúng tôi dự định sẽ bảo trì và giữu gìn nhà vệ sinh toàn diện”, anh cho biết.
Một phòng vệ sinh có thiết kế độc đáo khác là "Hi Toilet" tại Công viên Nanago Dori. Hi Toilet được chọn làm “diễn viên” xuất hiện trong một bộ phim tài liệu về dự án nhà vệ sinh Tokyo, thực hiện bởi đạo diễn nổi tiếng người Đức Wim Wenders.
Dưới đây là 6 cơ sở nhà vệ sinh được khánh thành gần đây nhất, mở cửa từ năm 2021 đến tháng 10/2022.
Nhà vệ sinh Jingumae
Giám đốc nghệ thuật Nigo là người đứng sau công trình này. Thiết kế của ông, pha trộn giữa sự mới lạ và cảm giác hoài cổ của các khu nhà quân đội Mỹ. Tinh thần của công trình này phù hợp với không gian xung quanh.
Cấu trúc thiết kế giản dị. Công trình ẩn mình giữa sự nhộn nhịp của thành phố lớn.
Các tiện nghi bên trong bao gồm nhà vệ sinh, chậu rửa, ghế sưởi, bồn cầu cách điệu và ghế dành cho trẻ nhỏ.
Nhà vệ sinh Nabeshima Shoto
Thiết kế bởi Kuma Kengo, kiến trúc sư nổi tiếng với thế mạnh tận dụng gỗ trong thiết kế. Sự hiện diện của cấu trúc kết hợp hài hòa với công viên. Năm buồng vệ sinh làm bằng gỗ tuyết tùng được nối với nhau bằng một lối đi lát ván có tên “con đường rừng”. Con đường quanh co này giúp không khí thông thoáng. Trẻ em rất thích chơi tại đây.
Các tấm ván dọc có chiều dài và chiều rộng khác nhau, thoáng nhìn có vẻ lộn xộn nhưng thực tế mỗi một phần đều được tính toán rất cẩn thận.
Đường dẫn vào nhà vệ sinh rất thông thoáng gió, tạo cảm giác an toàn.
Mọi thiết kế cho bạn cảm giác đến gần với thiên nhiên.
Nhà vệ sinh Yoyogi Hachiman
Ito Toyo, người nhận giải Pritzker về kiến trúc, đã thiết kế một nhà vệ sinh giống như ba cây nấm mọc lên từ khu rừng gần đền Yoyogi Hachiman. Cấu trúc tròn được sơn màu ombré nhẹ nhàng, nổi bật giữa cảnh khu rừng đằng sau. Có ba nhà vệ sinh tất cả, mỗi nhà vệ sinh được trang bị ghế ngồi dành cho em bé và một số tính năng khác.
Concept của kiến trúc có tên là “ba cây nấm trong rừng”. Thiết kế dường như đã thể hiện đúng tinh thần concept.
Khi bật đèn sáng, những mái nhà tròn trông có vẻ nổi trôi bồng bềnh.
Các buồng được thiết kế rộng rãi để người đi xe lăn có thể đi vào.
Nhà vệ sinh ở ga Ebisu
Ý tưởng của nhà vệ sinh này là của Sato Kashiwa, một trong những giám đốc nghệ thuật nổi tiếng nhất Nhật Bản. Hình khối màu trắng tinh khiết, đơn giản phản đúng triết lý thiết kế của Sato. Ông tin rằng thiết kế này sẽ kích thích cảm xúc của mọi người.
Ebisu, một trong bảy vị thần may mắn đang “đứng cạnh” công trình thiết kế.
Các cửa chớp bằng nhôm khoác lên cấu trúc nhà vệ sinh một lớp ngụy trang.
Lối vào nhà vệ sinh nằm phía sau để người dùng cảm thấy riêng tư.
Ký tự tượng hình được sắp xếp hợp lý, dễ nhận diện.
Nhà vệ sinh tại công viên Nanago Dori
Đóng góp của Sato Kazoo, giám đốc sáng tạo tại agency TBWA Hakuhodo, là một nhà vệ sinh hạn chế tiếp xúc vật lý. Thiết kế của ông đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng toilet công cộng, nhiều người không thích chạm vào tay nắm cửa, một số người thì thích xả nước bằng cần gạt dưới chân. Hình dáng bên ngoài là một mái vòm màu trắng. Thiết kế này nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng.
Quả cầu trắng nổi bật tại một góc công viên.
Nhìn từ phía lối vào, kiến trúc giống một cây nấm bị bổ đôi.
Sử dụng điện thoại thông minh để đọc mã QR và kích hoạt chức năng ra lệnh bằng giọng nói, người dùng có thể điều khiển nhà vệ sinh, mở cửa mà không cần tiếp xúc vật lý.
Nhà vệ sinh tại công viên Hiroo Higashi
Ushiro là giám đốc sáng tạo của Uniqlo. Thiết kế của ông, nhà vệ sinh tại công viên Hiroo Higashi, khiến người ta liên tưởng đến một tượng đài bằng đá, bền bỉ cùng thời gian.
Cơ sở khánh thành vào tháng 7/2022.
Tòa nhà đề cao tính đơn giản và tiện lợi. Các tiện nghi bao gồm nhà vệ sinh thiết kế kiểu cách, ghế ngồi cho em bé và khu vực thay tã.
Bảng điều khiển phía sau nhà vệ sinh được chiếu sáng liên tục, tạo thành những mảng màu bắt mắt.