Chứng khoán

Nhân sự cấp cao sinh năm 1997 một công ty chứng khoán vừa được bổ nhiệm, cổ phiếu liền "nổi sóng" kịch trần

APG:

Giá hiện tại
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp

HĐQT Chứng khoán APG (mã: APG) mới công bố Nghị quyết thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Trưởng ban Kiểm toán nội bộ đối với bà Nguyễn Thị Phương kể từ ngày 7/1/2025 do đã có đơn từ nhiệm vào ngày 16/10/2024.

Thay vào đó, APG bổ nhiệm chức vụ Trưởng ban Kiểm toán nội bộ đối với bà Huỳnh Thị Mai Thy kể từ ngày 7/1/2025. Được biết, vị này sinh năm 1997, quê quán tại Long An.

Đáng chú ý, ngay sau động thái trên cổ phiếu APG trên sàn chứng khoán lập tức “nổi sóng” với 3 phiên tăng kịch trần liên tiếp từ 8/1 tới 10/1, qua đó chạm mức 7.140 đồng/cp. Dù tăng mạnh song đà tăng này chưa “thấm” vào đâu khi thị giá cổ phiếu APG chứng kiến chuỗi giảm mạnh từ đỉnh ngắn hạn hồi tháng 3/2024 về đáy 2 năm 5.800 đồng/cp phiên 6/1 mới đây, tương ứng “bay hơi” 63%.

Nhân sự cấp cao sinh năm 1997 một công ty chứng khoán vừa được bổ nhiệm, cổ phiếu liền "nổi sóng" kịch trần- Ảnh 1.

Hồi tháng 12 năm ngoái, APG thông báo về việc đóng cửa Chi nhánh Hồ Chí Minh (địa chỉ: TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) và Phòng giao dịch 132 Mai Hắc Đế (địa chỉ: Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội). Nghị quyết APG nêu rõ đây là hoạt động thực hiện tái cấu trúc công ty, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch.

Theo tìm hiểu, Chi nhánh Hồ Chí Minh của Chứng khoán APG đườc thành lập vào tháng 11/2021. Đến tháng 7/2024, UBCKNN chấp thuận cho APG dời địa điểm đặt chi nhánh về TP. Thủ Đức, TP. HCM như hiện tại. Còn Phòng giao dịch 132 Mai Hắc Đế được UBCKNN chấp thuận thành lập vào tháng 1/2022.

Về bức tranh kinh doanh, Chứng khoán APG là cái tên lỗ đậm nhất ngành trong quý 3/2024. Công ty không có lãi từ tài sản FVTPL, nhưng lỗ từ tài sản FVTPL lên tới 160 tỷ. Kết quả, CTCK này báo lỗ trước thuế tới 148 tỷ đồng, xoá tan thành quả lợi nhuận 6 tháng và báo lỗ hơn 86 tỷ sau 9 tháng đầu năm. Con số này khiến mục tiêu lãi ròng 239 tỷ trong năm 2024 trở nên khó khăn.

Về bức tranh kinh doanh, Chứng khoán APG là cái tên lỗ đậm nhất ngành trong quý 3/2024. Công ty không có lãi từ tài sản FVTPL, nhưng lỗ từ tài sản FVTPL lên tới 160 tỷ. Kết quả, CTCK này báo lỗ trước thuế tới 148 tỷ đồng, xoá tan thành quả lợi nhuận 6 tháng và báo lỗ hơn 86 tỷ sau 9 tháng đầu năm. Con số này khiến mục tiêu lãi ròng 239 tỷ trong năm 2024 trở nên khó khăn.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm