Thế giới & Việt Nam đều bước vào cuộc chơi "thay áo mới"
Trong kinh doanh, logo là dấu ấn đậm sắc thương hiệu, một biểu tượng rất riêng giúp người tiêu dùng cảm nhận cũng như bản thân công ty đó định vị được giá trị của mình trong tâm trí khách hàng.
Theo thời gian, logo phát huy nhiều hơn nữa vai trò và sức mạnh, trở thành cửa ngõ thể hiện nhiều chiến lược thương hiệu và kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại sự kiện Mega Launch tại Trung Quốc một năm trước, Xiaomi từng "gây chấn động" khi công bố việc đổi lại logo và bộ nhận diện thương hiệu.
Xiaomi từng gây tranh cãi khi đầu tư tới gần 7 tỷ VNĐ để thiết kế logo mới, nhưng nhìn chẳng khác gì logo cũ.
Sự việc được cho là quá ồn ào vì bộ nhận diện thương hiệu mới của Xiaomi nhìn qua thì có vẻ như không thay đổi quá nhiều.
Nhưng theo nhiều phân tích, nó lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa bên trong. Bộ nhận diện này có tên "Alive" và là sản phẩm của nhà thiết kế Nhật Bản nổi tiếng Kenya Hara – giáo sư của Đại học Mỹ thuật Musashino kiêm Chủ tịch Trung tâm thiết kế Nippon (NDC).
Trong năm 2021 vừa qua, rất nhiều công ty đã thay đổi logo góp phần tạo nên hiệu quả trong chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng trưởng đột phá.
Ngành FMCG, thay đổi "ngoại hình" từ áp lực thị trường
Sau đại dịch COVID-19, nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã có các bước chuyển mình bằng cách thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, đặc biệt là ngành FMCG là ngành góp mặt xôm tụ vào việc chuyển đổi này.
Trong năm 2020, theo báo cáo ngành FMCG (Fast Moving Consumer Goods) có tổng cộng gần 10.000 sản phẩm mới được ra mắt, tức là mỗi ngày thị trường sẽ có thêm gần 30 sản phẩm mới.
Lý do các công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) liên tục ra mắt mẫu mã mới nằm ở đặc điểm của ngành.
Đối với một mặt hàng có tính chất "nhanh chóng", tần suất mua lặp lại nhiều nên cách để kích thích mua hàng nhiều hơn, gây ấn tượng với người dùng là những mẫu mã hay sản phẩm mới.
Để thỏa mãn được càng nhiều tệp khách hàng càng tốt, thị trường ngành FMCG luôn diễn ra sôi động với nhiều sản phẩm mới được cải tiến cả về hình thức như bao bì, mẫu mã đóng gói, in ấn tem nhãn bên ngoài… cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn, an toàn hơn.
Chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự thay đổi mạnh mẽ của ngành FMCG thông qua quá trình "thay áo" của Kinh Đô.
Sau gần 30 năm phát triển và trở thành nhãn hàng "quốc dân", Kinh Đô lần đầu thay đổi nhận diện thương hiệu.
Đại diện Kinh Đô nhận định, đây không phải là bước đi liều lĩnh, mà là động lực để phát triển, cơ hội làm mới mình, mang cảm xúc tích cực đến người tiêu dùng.
Chiếc vương miện màu đỏ ôm trọn dòng chữ Kinh Đô, là một trong những nhận diện thương hiệu từng rất thành công của hãng, tạo được dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam.
Đổi mới nhưng vẫn giữ giá trị truyền thống Kinh Đô.
Trong diện mạo mới, Kinh Đô vẫn giữ nguyên hình ảnh chiếc vương miện thể hiện sự vững vàng, uy tín, chất lượng và vai trò tiên phong trong ngành bánh Việt Nam.
Thương hiệu điện tử nỗ lực chuyển mình
Intel là một trong số rất ít các công ty sản xuất chip bán dẫn, có thể vừa thiết kế vừa sản xuất ra những sản phẩm cụ thể.
Tính đến đầu năm 2020, đã là tròn 14 năm kể từ lần cuối Intel làm mới logo thương hiệu của mình.
Ở thiết kế mới vừa được giới thiệu, Intel đã mạnh dạn loại bỏ đường viền hình cánh cung quen thuộc – với mong muốn đơn giản và hiện đại hoá thiết kế logo.
Ngành tài chính cũng không nằm ngoài cuộc đua
Đặc biệt, đầu năm nay, khi tình hình phục hồi kinh tế sau đại dịch đang có nhiều dấu hiệu tích cực, VPBank đã gây tiếng vang cho cộng đồng tài chính và Marketing bằng cuộc đổ bộ tái định vị trên diện rộng.
Theo chia sẻ của đơn vị tư vấn, Pencil Group, điều đáng nói, kế hoạch tái định vị này đã được chuẩn bị từ cuối năm 2020 và vẫn được tiến hành trong suốt các mùa dịch.
Cụ thể, đầu tháng 4 vừa qua, VPBank đã chính thức công bố thay đổi bộ nhận diện thương hiệu và chiến lược thương hiệu mới.
Tại các diễn đàn về Marketing, theo nhiều đánh giá, logo mới của VPBank dường như không thay đổi nhiều, trong khi theo tuyên bố, lần tái định vị này đánh dấu một cột mốc phát triển mới, hướng tới một sứ mệnh và tham vọng lớn hơn "Vì một Việt Nam thịnh vượng" của VPBank.
Những thay đổi tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại ẩn chứa những câu chuyện và giá trị lớn
Tuy nhiên, sự khác biệt chính là logo mới đã được tinh chỉnh theo tỷ lệ vàng, với phông chữ mới truyền tải được cả yếu tố con người và tính hiện đại, bền vững chắc chắn trong logo, vốn là đặc trưng của ngành ngân hàng, tài chính.
Đơn vị thiết kế và tái định vị thương hiệu Pencil Group đã mang 2 yếu tố Con người - qua hình tròn và Công nghệ - qua hình vuông vào font chữ.
Sự hài hòa giữa những góc bo tròn và đường nét vuông vức biểu trưng cho gắn kết của con người và công nghệ của VPBank.
Ấp ủ một khát vọng vượt tầm và vị thế mới
Đằng sau những thay đổi tưởng chừng nhỏ bé là tầm nhìn lớn lao và khát khao trở thành một thương hiệu vì cộng đồng, cho mọi người của VPBank.
Bộ nhận diện thương hiệu mới lần này của VPBank là cả một câu chuyện đầy cảm hứng về mục tiêu xây dựng Việt Nam thịnh vượng và lời cam kết đầy hứa hẹn về một thương hiệu vì người dùng hơn mà chúng ta mong chờ.
Tuy tên ngân hàng là Việt Nam thịnh vượng nhưng thông điệp thương hiệu cũ là "Hành động vì những ước mơ" (hướng đến thịnh vượng tài chính cho mỗi khách hàng).
Nói cách khác, sứ mệnh trước đây hướng đến những cá nhân thì nay, lý tưởng của doanh nghiệp vượt xa hơn thế.
Với vị thế lớn hơn nhiều, tầm vóc cao hơn, thì VPBank tái thiết kế lời hứa của mình trở thành thịnh vượng trọn vẹn hơn, bền vững hơn, từ mỗi cá nhân đến cả quốc gia.
Hoa Thịnh Vượng với 4 cánh hoa vươn cao tròn đầy thể hiện cho mong muốn dựng xây một Việt Nam thịnh vượng một cách trọn vẹn và bền vững của ngân hàng.
4 cánh hoa tượng trưng cho 4 giá trị thịnh vượng mà VPBank cam kết hướng tới: Tài chính, Cộng đồng, Thể chất và Tinh thần, để mang sự thịnh vượng đến cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và cả đất nước.
Đây là lần thứ hai VPBank thực hiện tái định vị thương hiệu.
Với định vị mới, tuyên ngôn thương hiệu của VPBank thay đổi từ "Hành động vì những ước mơ" thành "Vì một Việt Nam thịnh vượng".
Chiến lược tái định vị đánh dấu cột mốc phát triển mới của ngân hàng, đồng thời khẳng định cam kết đồng hành phụng sự quốc gia của VPBank.
Sứ mệnh đó sẽ được VPBank từng bước hiện thực hóa thông qua nhiều chương trình, dự án trọng điểm tập trung vào 4 giá trị:
Thịnh vượng Tài chính - Thịnh vượng Cộng đồng - Thịnh vượng Thể chất và Thịnh vượng Tinh thần.
Trước đây chỉ thịnh vượng tài chính thì bây giờ có cả thịnh vượng thể chất (cụ thể hoá qua các giải chạy VPBank), thịnh vượng tinh thần (các nhạc hội, ...), và thịnh vượng cộng đồng (quỹ CSR của VPB).
Đằng sau thiết kế mới, có triết lý sự giao thoa giữa con người và công nghệ, đằng sau thông điệp mới, có sự kế thừa giá trị cốt lõi. Tái định vị vị thế của mình từ vai trò với cá nhân thành vai trò với quốc gia.
Tiềm lực mới, vị thế mới là nền tảng vững chắc để VPBank tự tin đặt ra cho mình sứ mệnh cao cả hơn, thiêng liêng hơn - phụng sự quốc gia.
VPBank sẽ chung tay kiến tạo sự phồn thịnh chung mang tầm quốc gia thông qua việc mang đến sự thịnh vượng cho mỗi khách hàng.
Tái định vị thương hiệu, VPBank tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Mỗi cá nhân thịnh vượng sẽ cùng tạo nên một Việt Nam thịnh vượng bền vững.
Mang đến một trải nghiệm toàn diện về thịnh vượng
Hệ thống nhận diện mới của VPBank được xây dựng để truyền tải những tính cách mới của một thương hiệu dẫn đầu về công nghệ và hướng tới người dùng nhiều hơn, dựa trên sự Thân thiện, Tin cậy, Vững chắc, Hiện đại và Ứng dụng cao.
Màu sắc vẫn sử dụng hai màu chủ đạo là màu xanh và màu đỏ, nhưng với sắc độ tươi mới và sáng sủa hơn.
Màu đỏ đem lại sự giàu có và may mắn, thể hiện cho nhiệt huyết, khát vọng, trong khi màu xanh lá cây mang lại sức sống, đại diện cho sự phát triển vững bền.
Qua sự thay đổi này, toàn bộ mạng lưới từ bảng biển ngoài trời tới cơ sở vật chất các tại phòng giao dịch và chi nhánh đều xuất hiện với diện mạo xanh hoàn toàn mới, hiện đại, đồng bộ và ấn tượng hơn bao giờ hết.
Những sắc xanh thịnh vượng nổi bật, bắt mắt, thắp sáng bừng mọi vị trí mà VPBank đặt chân tới.
Cụ thể, VPBank sẽ cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính toàn diện, các xu hướng tiêu dùng tài chính thông minh, các gói hỗ trợ linh hoạt, hiệu quả.
Sự chuyển đổi tuyên ngôn thương hiệu từ "Hành động vì những ước mơ" thành "Vì một Việt Nam thịnh vượng" là một cột mốc lịch sử của VPBank sau gần 30 năm hình thành và phát triển.
Những giải pháp tài chính tiêu dùng sẽ giúp người dân có thu nhập thấp có điều kiện và động lực cải thiện cuộc sống.
Các dịch vụ dành cho khách hàng trung lưu (VPBank Prime) và khách hàng ưu tiên (VPBank Diamond) không chỉ mang lại nhiều giải pháp tài chính đa năng hơn mà còn giúp tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ để khách hàng chinh phục nhiều mục tiêu quan trọng của cuộc đời.
Đối với doanh nghiệp, VPBank không chỉ trở thành người bạn đồng hành mà còn là một "đòn bẩy tài chính" hữu hiệu nâng các doanh nghiệp đến những thành công hơn.
Đặc biệt, cùng với một số ngân hàng trong hệ thống, VPBank luôn chứng minh vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, đóng vai trò điểm tựa tài chính để gần 1 triệu doanh nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh vượt qua khó khăn, thách thức của dịch bệnh COVID-19.
Thành công của công cuộc tái định vị nằm ở sự thấu hiểu và hợp nhất
Thiết kế logo, thiết kế chi nhánh mới và phát triển các thương hiệu mới VPBank Prime và VPBank NEO được thực hiện bởi Pencil Group .
Sáng lập và điều hành tổ hợp agency truyền thông Pencil Group là ông Nguyễn Tiến Huy, một chuyên gia tiếp thị với hành trình đồng hành cùng các thương hiệu quốc tế tại Việt Nam và Đông Nam Á, ông Phan Ngọc Sang, chuyên gia thiết kế sáng tạo đã có những dấu ấn với các doanh nghiệp tại Bắc Âu.
Nói về việc thắng thầu dự án tái định vị ngân hàng, vốn là cuộc chơi lớn dành cho các Agency quốc tế, ông Nguyễn Tiến Huy cho rằng bí quyết nằm ở sự thấu hiểu và khả năng sáng tạo dựa trên sự thấu hiểu.
Bí quyết thành công của Agency còn thể hiện ở việc "cụ thể hoá" các ý tưởng thành một triển lãm nhỏ, không chỉ để cho doanh nghiệp dễ hình dung mà còn thể hiện sự tận tâm hiếm có.
Bên cạnh đó, bản thân các Agency cũng phải tự "vươn mình" để vượt qua cái bóng của một đơn vị cung cấp dịch vụ về thương hiệu, Marketing mà nên "khoác trên vai" chiếc áo của người làm kinh doanh để cùng nhìn một hướng với doanh nghiệp. Ông Huy chia sẻ.
Ông Nguyễn Tiến Huy Sáng lập và điều hành tổ hợp agency truyền thông Pencil Group.
Pencil Group là đơn vị phát triển thương hiệu và từ đó mang thương hiệu tới các kênh tiếp thị tích hợp, với công ty Pencil Creative và chuyên sâu các kênh tiếp thị số với công ty DigiPencil.
Ngoài ra, Pencil Group cũng có quỹ đầu tư sáng tạo Pencil Ventures, đầu tư và đồng hành xây dựng các công ty sáng tạo của Việt Nam như công ty công nghệ JK Technologies, công ty điện ảnh ProductionQ với những bộ phim thành công phòng vé là Bắc Kim Thang, Rừng Thế Mạng, Chuyện Ma Gần Nhà.
Pencil Group cũng đầu tư vào IMGroup, hệ thống học viện chuyển đổi số lớn nhất Việt Nam, công ty xuất bản Timebooks, công ty phát triển lễ hội Vietfest, công ty thời trang Icon Denim, và các dự án blockchain Calo Metaverse, Aura Network.
Pencil Group cũng là nhà sáng lập dự án giáo dục giới tính cho trẻ em Project AnNa.