Thời sự

Việt Nam có cơ hội lớn phát triển kinh tế số

Công nghệ trên thế giới đang phát triển vũ bão. Công nghệ hiện nay không chỉ là một động lực để cải tiến năng suất, gia tăng hiệu quả kinh tế, mà công nghệ cũng đã trở thành động lực và nhân tố chính thúc đẩy mọi sự thay đổi về kinh tế, xã hội, thói quen sinh hoạt, làm việc, vui chơi giải trí của tất cả chúng ta.

Tháng 2/2022, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng đã chia sẻ những dự đoán của ông về các xu hướng trong lĩnh vực công nghệ số trong năm 2022 và đặc biệt là những suy nghĩ của ông về cơ hội lớn đối với Việt Nam đến từ làn sóng Blockchain.

Đầu tiên, quá trình chuyển đổi số sẽ tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, với các trọng tâm là Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số. Người dân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được thụ hưởng ngày càng nhiều các dịch vụ số với sự tiện dụng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Quá trình này sẽ giúp cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, nguồn lực, nâng cao hiệu quả cho toàn xã hội.

Năm 2022 đang chứng kiến Kỷ nguyên phát triển tiếp theo của Internet trên phạm vi toàn cầu, sẽ gồm 4 xu hướng chủ đạo là: Metaverse (Vũ trụ ảo), Web 3.0, AI (Trí tuệ nhân tạo), và Blockchain (Chuỗi khối).

Công nghệ Blockchain là một trong những lĩnh vực công nghệ số nằm trong danh mục ưu tiên nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2018, Bộ KH&CN đã có Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN phê duyệt chương trình KH&CN trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn đến năm 2025 "Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng công nghệ của Công nghiệp 4.0", trong đó Blockchain được xếp thứ 2 sau AI trong loạt các sản phẩm công nghệ chủ chốt.

Theo phân tích mới nhất của PwC (Big 4) cho thấy công nghệ Blockchain có tiềm năng thúc đẩy tổng GDP toàn cầu lên tới 1,76 nghìn tỉ USD trong thập kỉ tới.

Mới gần đây nhất (23/03/2022), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ TT&TT, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với việc xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030 được phê duyệt ngày 15/06/2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng, và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain, với thời gian thực hiện là 2021 – 2023.

Ngày 31/02/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số tới năm 2025, định hướng đến 2030. Bộ TT&TT được giao chủ trì thúc đẩy phát triển Kinh tế số và Xã hội số; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược và định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện.

Chiều 07/04/2022, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022. Tại đại hội, Chủ tịch Trương Gia Bình đã có những chia sẻ về tầm nhìn của Tập đoàn đối với Blockchain và metaverse. Ông Bình cho biết: "Cách FPT đang nghĩ đến metaverse là metaverse "thực - ảo là một". Có những metaverse thuần ảo như Axie Infinity, nhưng FPT thiên về "thực - ảo là một" bởi FPT nghĩ rằng mô hình này sẽ bền vững hơn nhiều so với metaverse thuần digital."

Về blockchain, ông cho rằng FPT đã làm blockchain vào loại sớm nhất ở Việt Nam. Theo ông Bình, tại hội thảo blockchain do Binance tổ chức ở Dubai, Việt Nam được ghi nhận như trung tâm blockchain của thế giới.

Việt Nam đang có cơ hội lớn cùng vạch xuất phát với các cường quốc công nghệ trên đường đua cung cấp các sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo cho nền Kinh tế số của thế giới, đặc biệt là các sản phẩm, giải pháp ứng dụng: AI, Big data, IoT, Metaverse, Marketing 4.0 (Digital Marketing), và Marketing 5.0 (Martech), Blockchain, … Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam phát triển và ứng dụng Blockchain hiệu quả vào nền Kinh tế số, đóng góp thúc đẩy hiệu quả chương trình Chuyển đổi số Quốc gia của Chính phủ Việt Nam.

Tổ chức Liên minh Blockchain Việt Nam – Vietnam Blockchain Union (VBU) được thành lập với slogan "A Smarter Way to Create Value". Toạ đàm "Cơ hội phát triển Kinh tế số Quốc gia và Khát vọng Hùng cường" là một trong những nỗ lực của VBU trong việc kết nội cộng đồng Blockchain, tạo ra một không gian lành mạnh, hiệu quả cũng như thúc đẩy hợp tác, liên minh để cùng hỗ trợ ngành Blockchain Việt Nam phát triển lớn mạnh.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm