Chứng khoán

Nhà đầu tư nên chú ý gì giữa xung đột Nga - Ukraine?

Thời gian vừa qua, tình hình chính trị căng thẳng giữa hai quốc gia Nga và Ukraine không chỉ làm chao đảo thế cục chính trị ở châu Âu mà còn tác động mạnh mẽ tới tình hình kinh tế thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng những tác động gián tiếp của cuộc chiến này đến nền kinh tế Việt Nam là không nhỏ, dễ dàng nhận thấy nhất là việc giá vàng và giá xăng dầu trong nước đang tăng một cách chóng mặt.

Lịch sử đã chứng minh, những khủng hoảng chính trị luôn tạo nên những cơn địa chấn to lớn đến tình hình thị trường chứng khoán. Việc thị trường thay đổi liên tục khiến cho "các con thuyền nhỏ" là đầu tư F0 vốn ít kinh nghiệm ra khơi bấp bênh không tìm được phương hướng.

Các chuyên gia của Công ty CP PGT Holdings đã đưa ra một số lời khuyên đáng tham khảo cho các nhà đầu tư F0 đang hoang mang trong giai đoạn này. Theo đó các chuyên gia PGT cho rằng quan trọng nhất vẫn là giữ vững tâm lý, nên giữ một cái đầu lạnh trước những thông tin tiêu cực thay đổi liên tục như hiện nay.

Nhà đầu tư nên chú ý gì giữa xung đột Nga - Ukraine? - Ảnh 1.

Chứng khoán thế giới đang chịu nhiều biến động vì xung đột tại Ukraine (Ảnh: nypost)

Các nhà đầu tư cá nhân nên bình tĩnh để xem xét lại mục tiêu và thời hạn đầu tư của mình, nếu mục tiêu đầu tư lâu dài, không cần rơi vào bẫy hoảng loạn mà thay vào đó tận dụng những đợt giá giảm mạnh để gom về các danh mục đang đầu tư hiệu quả.

Chuyên gia PGT Holdings cũng cho rằng, nhà đầu tư có thể tận dụng những phiên điều chỉnh của thị trường để tái cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng hợp lý hơn. Về ngắn hạn, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận dựa vào các cổ phiếu được hưởng lợi trực tiếp từ tình hình chính trị hiện nay như: dầu khí, lương thực, hóa chất, phân bón, thép…

Các doanh nghiệp ngành thép, phân bón có thể hưởng lợi do Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu hàng đầu về các mặt hàng này. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ khiến giá bán tăng cao, thị trường thế giới sẽ khan hiếm nguồn cung, là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt xuất khẩu.

Tuy nhiên, đây cũng là những nhóm có biến động mạnh phụ thuộc trực tiếp vào diễn biến chính trị đang thay đổi từng giờ, đòi hỏi các nhà đầu tư phải theo dõi sát sao và đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời.

Nhà đầu tư nên chú ý gì giữa xung đột Nga - Ukraine? - Ảnh 2.

Giá xăng dầu tăng mạnh ảnh hưởng đến giá cả nhiều mặt hàng

Khủng hoảng Ukraine cũng làm dấy lên lo ngại về nguồn cung cấp dầu thô. Các chuyên gia PGT Holdings nhận định riêng nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ không chỉ hưởng lợi trong ngắn hạn mà còn có rất nhiều triển vọng dài hạn. Đặc biệt là khi mặt hàng quan trọng này đang ghi nhận nhu cầu tăng cao trong giai đoạn các nền kinh tế mở cửa trở lại. Các quốc gia trên thế giới cũng sẽ quan tâm hơn đến các thị trường tiềm năng để thay thế Nga, Ukraine và Việt Nam là một trong số đó. Giá dầu cao cũng sẽ thúc đẩy các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí diễn ra mạnh mẽ hơn.

Về trung và dài hạn, các chuyên gia PGT Holdings vẫn đặt nhiều tin tưởng cho những ngành có lợi thế cạnh tranh bền vững trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch như Dầu khí, Vật liệu xây dựng, Khu công nghiệp, Ngân hàng, Mua bán & Sáp nhập (M&A)...

Về các rủi ro cần tránh, chuyên gia PGT Holdings cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ lạm phát do đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến các mặt hàng cần thiết bị khan hiếm, khiến giá cả tăng vọt và biến động khó lường. Điều này có nguy cơ làm cho tiêu dùng trong nước chững lại, đồng thời khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào rủi ro khan hiếm nguồn cung trực tiếp.

Lúc này, những doanh nghiệp lệ thuộc vào hàng hóa cơ bản làm nguyên liệu đầu vào sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Các hãng hàng không cũng sẽ chịu ảnh hưởng gián tiếp do giá xăng, dầu tăng cao. Các lệnh trừng phạt của thế giới đối với Nga cũng sẽ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, phần lớn là các dự án điện và dầu khí.

Tuy nhiên, nhìn nhận tích cực là cả Nga và Ukraine đều không phải là thị trường xuất nhập khẩu chủ đạo hay nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có tiềm lực phát triển vững chắc thì sự kiện lần này không có quá nhiều ảnh hưởng. Một ví dụ như đối với PGT Holdings, doanh nghiệp này kinh doanh đa ngành từ M&A, tài chính vi mô, xuất khẩu lao động, thuê ngoài nhân sự, đều là những ngành triển vọng trong thời gian tới. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PGT vẫn chiếm sắc xanh chủ đạo.

Cùng với các chính sách hỗ trợ phục hồi nền kinh tế của Chính phủ, nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm về triển vọng phát triển tích cực của các doanh nghiệp niêm yết, từ đó tạo động lực cho thị trường chứng khoán bứt phá trong năm 2022.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm