Xã hội

Nguyên nhân tạm hoãn chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ngày 3-5

Tóm tắt:
  • Việc cung thỉnh, tôn trí và chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự bị tạm hoãn.
  • Nguyên nhân là do nhân duyên chưa hội đủ theo Ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
  • Hơn 1.000 đoàn với gần 50.000 người đã đăng ký chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức.
  • Sáng 3-5, người dân chỉ có thể chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm, Bình Chánh, TP HCM.
  • Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 sẽ khai mạc ngày 6-5 với khoảng 2.700 đại biểu từ 85 quốc gia tham dự.

Tối 2-5, Ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 cho biết tạm hoãn việc cung thỉnh, tôn trí và chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức diễn ra vào sáng mai, 3-5.

img

Bên trong khu vực tổ chức chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: Báo Giác ngộ

Ban Tổ chức giải thích: "Nhân duyên chưa hội đủ nên việc cung thỉnh, chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức về Việt Nam Quốc Tự theo Đề án Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 chưa được diễn ra vào sáng 3-5".

Thời gian cung thỉnh, tôn trí và chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự sẽ được thông báo khi có diễn biến mới. 

Theo Ban Tổ chức, đến chiều 2-5, 1.088 đoàn với gần 50.000 người đã đăng ký chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự.

Như vậy, trong sáng 3-5, người dân chỉ có thể đến chiêm bái Xá lợi Đức Phật đang được tôn trí tại chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn) tại huyện Bình Chánh, TP HCM. 

Đây là sự kiện mở màn cho Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra tại TP HCM. 

Đại lễ sẽ chính thức được khai mạc vào ngày 6-5 và bế mạc vào ngày 8-5. 

Sự kiện này thu hút sự tham dự của hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.250 người đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Đây là sự kiện đối ngoại văn hóa quốc tế ý nghĩa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và của đất nước ta trong năm 2025.

Các tin khác

Vì sao Comet 1, chiếc máy bay tưởng chừng như là đại diện cho bước tiến vượt bậc của loài người lại nhanh chóng trở thành bài học cay đắng cho kỹ thuật hàng không thế giới?

Ngày 2 tháng 5 năm 1952, chiếc máy bay phản lực dân dụng đầu tiên trên thế giới – De Havilland Comet 1 – cất cánh từ London, đánh dấu bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử hàng không. Tuy nhiên, chỉ sau một năm, những lỗ hổng kỹ thuật chưa từng được biết đến đã đẩy chiếc phi cơ tiên phong này vào chuỗi thảm họa chết người, khiến ngành công nghiệp hàng không phải thay đổi vĩnh viễn cách nhìn nhận về an toàn và thiết kế kỹ thuật.