Quản trị

Người Việt, người Singapore và khắp Đông Nam Á… nỗ lực học theo người Do Thái giải bài toán an ninh lương thực bằng giải pháp công nghệ

Giải pháp Israel cho bài toán an ninh lương thực Đông Nam Á

Theo công ty nghiên cứu Oxford Economics, việc đảm bảo an ninh lương thực là chìa khóa quan trọng đối với khu vực trong năm 2019, ngành nông sản đã đóng góp 717 tỷ USD cho các nền kinh tế Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Israel đã cố gắng trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về quản lý nước và nông nghiệp. Những đổi mới về kỹ thuật canh tác của Israel ngày càng được áp dụng nhiều trong các cộng đồng nông dân ở Đông Nam Á. Các công ty của Israel trong lĩnh vực nông sản thực phẩm cũng hiện diện nhiều ở khu vực này thông qua các chương trình nông nghiệp song phương để chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm.

Với hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không phù hợp cho nông nghiệp, Israel vẫn là một trong những nhà xuất khẩu nông sản của thế giới và đứng đầu trong công nghệ dùng cho nông nghiệp. Chính nhờ công nghệ, Israel đã tự chủ 95% nhu cầu thực phẩm của đất nước.

Netafim, một nhà cung cấp thiết bị tưới tiêu công nghệ hàng đầu Israel đang tìm cách mở rộng thị phần của tại Đông Nam Á. Công ty đã phân phối thiết bị của mình cho Việt Nam, Philippines, Singapore, Malaysia và Indonesia.

Việt Nam chuẩn bị ký Hiệp định Hợp tác Lao động với Israel trong năm 2021. Theo thỏa thuận, người lao động Việt Nam sẽ được đưa sang Israel để học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp của nước này. Việt Nam cũng đang vận hành các nhà kính do phía Israel hỗ trợ ở tỉnh Vĩnh Phúc, nơi người nông dân trồng thành công một số loại cây bằng kỹ thuật thủy canh.

Nhờ kỹ thuật canh tác của người Do Thái, các nước Đông Nam Á tìm cách giải bài toán lương thực, Singapore không ngại vung tiền mua lại công ty Israel và đầu tư mô hình trang trại thông minh - Ảnh 1.

Singapore chi tiền mua công nghệ Do Thái

Trong số các quốc gia này, một xã hội phi nông nghiệp như Singapore cũng đặt ra mục tiêu quốc gia là sản xuất 30% nhu cầu lương thực vào năm 2030.

Singapore xếp hạng khá cao về các biện pháp an ninh lương thực toàn cầu năm 2020 của Economist Intelligence Unit. Tuy nhiên, rủi ro thiếu hụt lượng thực vẫn chực chờ khi giá cả thực phẩm tăng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Malaysia ngừng xuất khẩu cá vào năm 2014. Sau đó đến đại dịch Covid-19, một số quốc gia cấm xuất khẩu một số mặt hàng thực phẩm để phục vụ nhu cầu trong nước… Những sự kiện này làm nổi bậc lỗ hổng an ninh lương thực tại Singapore.

Chính phủ nước này đã phân bổ tới 144 triệu SGD (107 triệu USD) cho các chương trình R&D liên quan đến thực phẩm đến năm 2025. Quỹ Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Singapore - Israel được thành lập để thúc đẩy sự hợp tác và tài trợ trong lĩnh vực Công nghệ nông nghiệp, số tài trợ lên đến 1 triệu USD cho các dự án.

Các dự án mà phía Israel mang đi giới thiệu đều có hệ thống tưới và phun nước ưu việt nhằm đáp ứng mục tiêu sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Các chuyên gia của Israel cũng sẵn sàng có mặt để giúp đưa công nghệ vào trồng trọt.

"Những gì Israel cung cấp thường là công nghệ, bao gồm công nghệ tưới nhỏ giọt, để cây trồng có thể hấp thụ tốt hơn, giảm lượng nước sử dụng cũng như ít phụ thuộc hơn vào năng lượng", Ông Sagi Karni, Đại sứ Israel ở Singapore, cho biết.

Nhờ kỹ thuật canh tác của người Do Thái, các nước Đông Nam Á tìm cách giải bài toán lương thực, Singapore không ngại vung tiền mua lại công ty Israel và đầu tư mô hình trang trại thông minh - Ảnh 2.

Với sự hỗ trợ của Israel, Eat Just và các công ty khởi nghiệp tương tự ra đời. Đáng kể là công ty Next Gen huy động được 10 triệu USD tài trợ từ một nhóm nhà đầu tư bao gồm cả Temasek Holding.

Mô hình "Trang trại trong nhà" (indoor urban farming) là định hướng mới cho sản xuất thực phẩm tại Singapore. Các trang trại này có khả năng chống chịu một số tác động của biến đổi khí hậu, sử dụng các công nghệ thông minh cho phép phát triển với năng suất cao hơn 10 đến 15 lần trên mỗi ha so với các trang trại trồng rau và nuôi cá truyền thống trên mặt đất.

Một trang trại có thể thu hoạch tới 100 tấn rau hàng năm. Hệ thống thủy canh tiêu thụ ít hơn 95% nước và ít phân bón hơn 85% so với hệ thống truyền thống dựa trên đất.

Chính vì vậy, Temasek Holding mua lại khoảng 85% cổ phần của công ty công nghệ tưới tiêu vi mô của Israel tên là Rivulis nhằm đầu tư hỗ trợ cho hệ thống trang trại trong nhà.

ASEAN là một trong những khu vực nông nghiệp có năng suất cao nhất trên toàn cầu và việc triển khai các giải pháp công nghệ nông nghiệp thúc đẩy thị trường này phát triển. Tuy nhiên, ít có quốc gia nào có đầy đủ nguồn lực như Singapore.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm