Sức khỏe

Người từng mắc COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm lần 2, lần 3, không nên chủ quan

Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 13:56 24/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +127.878 8.472.072 42.040 61
1 Hà Nội +13.005 1.217.307 1.218 4
2 TP.HCM +1.582 586.910 20.330 2
3 Phú Thọ +5.307 245.388 77 0
4 Nghệ An +4.425 360.496 130 0
5 Lạng Sơn +4.408 118.462 66 0
6 Bắc Ninh +4.398 308.826 126 0
7 Lào Cai +4.149 124.912 33 3
8 Hải Dương +4.034 326.098 104 0
9 Bắc Giang +3.997 264.167 87 0
10 Yên Bái +3.993 84.605 9 0
11 Vĩnh Phúc +3.577 295.517 19 0
12 Đắk Lắk +3.479 112.803 134 2
13 Sơn La +3.321 119.269 0 0
14 Quảng Bình +3.175 86.475 67 2
15 Thái Bình +2.976 185.123 20 0
16 Hà Giang +2.934 85.631 73 2
17 Bến Tre +2.870 81.455 445 2
18 Tuyên Quang +2.856 117.346 13 1
19 Hưng Yên +2.740 199.667 5 0
20 Quảng Ninh +2.688 257.308 105 3
21 Cà Mau +2.678 126.927 322 0
22 Thái Nguyên +2.666 149.434 97 1
23 Hòa Bình +2.607 159.443 101 0
24 Cao Bằng +2.444 66.007 37 0
25 Bình Định +2.348 110.286 257 0
26 Điện Biên +2.319 69.052 16 1
27 Lâm Đồng +2.247 67.477 115 3
28 Vĩnh Long +2.172 79.100 802 1
29 Bắc Kạn +2.039 36.594 17 2
30 Quảng Trị +1.918 59.412 34 0
31 Lai Châu +1.903 53.190 0 0
32 Hà Nam +1.759 62.057 58 0
33 Tây Ninh +1.569 117.875 858 1
34 Bình Phước +1.532 102.651 207 0
35 Bình Dương +1.457 365.031 3.433 4
36 Nam Định +1.389 223.991 143 2
37 Trà Vinh +1.313 57.263 265 1
38 Kon Tum +1.234 20.092 0 0
39 Bà Rịa - Vũng Tàu +1.132 62.868 476 0
40 Đắk Nông +1.052 41.915 43 1
41 Ninh Bình +1.032 81.092 86 0
42 Hà Tĩnh +998 33.759 31 1
43 Hải Phòng +965 112.137 135 0
44 Thanh Hóa +935 127.650 98 1
45 Quảng Ngãi +897 34.538 113 0
46 Phú Yên +896 42.377 108 0
47 Khánh Hòa +819 110.826 347 2
48 Đà Nẵng +712 88.150 317 0
49 Thừa Thiên Huế +658 36.381 172 0
50 Bình Thuận +651 46.666 457 1
51 Quảng Nam +361 41.175 124 1
52 Bạc Liêu +254 43.472 432 5
53 An Giang +188 37.904 1.353 3
54 Long An +178 46.185 991 0
55 Đồng Nai +136 105.288 1.832 3
56 Kiên Giang +125 37.116 946 1
57 Cần Thơ +124 48.389 933 2
58 Đồng Tháp +78 49.325 1.025 1
59 Ninh Thuận +65 8.232 56 0
60 Sóc Trăng +60 33.821 601 1
61 Hậu Giang +44 17.087 216 0
62 Tiền Giang +10 35.549 1.238 0
63 0 0 0 0
64 0 0 0 0
65 0 0 0 0
66 0 0 0 0
67 0 0 0 0
68 Gia Lai 0 46.523 87 1

Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 23/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

204.221.688

Số mũi tiêm hôm qua

1.077.314


Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đang giao cho Cục Y tế Dự phòng cùng với các viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nghiên cứu đánh giá về việc mắc COVID-19 sau tiêm vắc-xin cũng như việc tái nhiễm - những người đã nhiễm lần một vẫn nhiễm lần 2. Việc này phải một thời gian nữa mới có kết quả.

Người từng mắc COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm lần 2, lần 3, không nên chủ quan - 1

(Ảnh minh họa).

"Những ngày qua chúng ta thấy tỷ lệ ca mắc mới tại nước ta rất cao trên 140.000 ca/ngày, có ngày gần 180.000 nhưng tỷ lệ chuyển từ thể nhẹ sang thể nặng, từ nặng sang tử vong giảm rất rõ rệt. Dù vậy, người dân vẫn không nên chủ quan, ngay cả khi đã tiêm vắc-xin, nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, số ca mắc có thể tăng cao", Thứ trưởng Tuyên nói.

Ngoài ra, gần đây đã xuất hiện những biến thể phụ của biến chủng Omicron, vì thế, khả năng lây nhiễm trong cộng đồng vẫn có thể xảy ra.

Theo Bộ Y tế, biến thể phụ BA.2 còn được gọi là “Omicron tàng hình” đang lây lan tại khoảng 100 quốc gia, khi mắc BA.1 vẫn có khả năng tái nhiễm BA.2 ở phần lớn những người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng.

Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện nhiễm biến thể Omicron. Đáng chú ý, biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

Tại TP.HCM, biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gen. Ngoài ra biến thể BA.2 có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc-xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, khả năng tái nhiễm là hoàn toàn có thể, tuy nhiên thời gian bao lâu tùy thuộc vào từng cá nhân, chủng virus, nếu nhiễm biến chủng khác thì nhanh hơn. Cũng vì thế, dù đã mắc COVID-19 người dân vẫn không nên chủ quan, vẫn cần tuyệt đối tuân thủ 5K, đặc biệt là khẩu trang.

Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu về việc tái nhiễm, tuy nhiên thực tế đã ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 lần thứ 2, thậm chí thứ 3.

Omicron là chủng có 36 đột biến trong protein gai, giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người dẫn đến tốc độ lây lan nhanh. Biến thể này gây ra các triệu chứng nhẹ nhưng nếu không kiểm soát được sẽ dẫn tới ca nhiễm tăng dễ dẫn tới quá tải cho các bệnh viện, hệ thống y tế, từ đó tăng ca tử vong.

Do đó, chuyên gia nhấn mạnh: Người dân cần thực hiện tốt 5K vì 5K giúp cản trở lây nhiễm.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết về cơ bản, những người đã tiêm vắc-xin cũng như những người đã mắc COVID-19 thì cơ thể tạo ra kháng thể trong 3-6 tháng.

Những người đã nhiễm, trong vòng 3 tháng vẫn có thể bị nhiễm nhưng rất nhẹ, hoặc không có triệu chứng. Những trường hợp nhiễm có thể xảy ra ở những người có sức đề kháng kém, không tạo được miễn dịch. Vì thế, nếu đã bị nhiễm COVID-19, người dân vẫn phải tuyệt đối thực hiện 5K, theo dõi sức khỏe, không được chủ quan.

  

Cùng chuyên mục

Đọc thêm