Sức khỏe

Người trẻ "không dám" sinh thêm con do giá nhà đất ở đô thị tăng chóng mặt?

"Đi làm quần quật cả ngày, lương 2 vợ chồng 50 triệu đồng/tháng, chỗ ở chẳng mua nổi mà sống, lấy đâu ra mà sinh nhiều con", độc giả A.T. để lại bình luận sau bài viết về mức sinh ở Việt Nam ngày càng giảm mạnh.

Thời gian qua, giá bất động sản tăng cao, khả năng tìm kiếm nhà chung cư dưới 2 tỷ đồng/căn ở xung quanh khu vực trung tâm - điều không quá khó khoảng 3 năm về trước - nay ngày càng khan hiếm. Điều này khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ khó tiếp cận và hiện thực hóa giấc mơ "an cư lạc nghiệp". Theo độc giả X.H.N, đây là một trong những nguyên nhân giảm tỷ lệ sinh, đặc biệt ở thành phố.

Còn độc giả T.V.N. cho biết đang ở thành phố, nhà cửa không phải lo mà "nghĩ cảnh nuôi con đã thấy mềm người". Bởi chi phí học hành ngốn 6-7 triệu/tháng/1 đứa con, chưa kể tiền sinh hoạt. Vì thế, khó khăn chồng chất khó khăn đối với những người chưa có nhà cửa ổn định, đi làm xong cứ vòng lặp luẩn quẩn "hết đời không mua nổi cái nhà".

Nhiều độc giả cho rằng, áp lực kinh tế trở thành gánh nặng cho người trẻ muốn sinh con dẫu có khát khao đông con đến đâu.

Ở khu vực thành thị, việc thiếu trường học, nỗi lo về học phí, chi phí sinh hoạt... khiến nhiều người e ngại sinh con. Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế)

Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) nhìn nhận, một trong những nguyên nhân khiến người Việt, đặc biệt ở thành thị, ngại sinh con là do đô thị hóa, kinh tế phát triển, áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con.  

Bên cạnh đó, “hạ tầng, dịch vụ còn nhiều bất cập” cũng được Tiến sĩ Hoàng đề cập là một trong 4 nhóm yếu tố tác động tâm lý hành vi kết hôn hay sinh đẻ của người Việt.  

PGS.TS Nguyễn Đức Vinh (Viện trưởng Viện Xã hội học) công bố kết quả khảo sát 1.200 phụ nữ tại 4 tỉnh, thành ở phía Nam có mức sinh thấp gồm Khánh Hòa, TPHCM, Sóc Trăng, Cà Mau năm 2023, cho thấy 30% số người không muốn sinh nhiều hơn vì lý do “không có đủ tiền để nuôi dạy con tốt”.  

3.em be sơ sinh.jpg
Một em bé chào đời năm 2025 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội). Ảnh: BVCC

GS.TS Giang Thanh Long, giảng viên cao cấp Trường Kinh tế và Quản lý công thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), cho rằng, ai cũng đều muốn có con cái, thậm chí muốn có nhiều để "vui cửa vui nhà", có người chia sẻ niềm vui, khó khăn, nhất là chăm sóc các thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, những tác động mạnh mẽ của chi phí cơ bản trong cuộc sống, đặc biệt là giá thuê hoặc mua nhà đủ điều kiện sống cho hai vợ chồng cùng 1-2 con, cũng như những kế hoạch trong công việc, thu nhập… khiến nhiều cặp vợ chồng quyết định chưa sinh con hoặc chỉ sinh 1 con.

Nhìn nhận ở góc độ kinh tế, việc làm, Giáo sư Giang Thanh Long cho hay, đại dịch Covid-19 gây ra những thay đổi nhanh chóng về kinh tế, thị trường lao động ở cả trong và ngoài nước càng khiến các nhóm gia đình trẻ, đặc biệt là nhóm lao động nhập cư, đối mặt với nhiều khó khăn, bấp bênh.

Để quyết định sinh con hay không, các cặp vợ chồng, cá nhân có hàng trăm câu hỏi cho chặng đường dài: Chăm sóc lúc mang bầu như thế nào, sinh con ở đâu, chăm con lúc sơ sinh thế nào để đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng… đến việc lo cho trẻ đến trường, đầu tư học hành ra sao… 

“Có thực mới vực được đạo”, theo vị chuyên gia, nếu cặp vợ chồng nào cũng có thể tiếp cận được nhà ở (dù là mua nhà xã hội hay nhà thuê có giá thuê hợp túi tiền), có việc làm ổn định cũng như môi trường sống an toàn, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trẻ, trường học… thì "chắc chắn quyết định sinh con sẽ dễ dàng hơn". 

Để quyết định sinh con, thậm chí nhiều con và mong muốn chúng có cuộc sống khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, đầy đủ về kinh tế thì nền tảng kinh tế, xã hội, sức khỏe (cả thể chất và tinh thần) của các cặp vợ chồng, cá nhân rất quan trọng. 

Giáo sư Giang Thanh Long nhìn nhận, việc khuyến sinh không thể thực hiện bằng cách giục giã, kêu gọi sinh con mà phải gián tiếp qua các giải pháp cải thiện điều kiện sống, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục và cơ hội phát triển trong quãng đường dài của đời người.

Nhóm người "giàu nhất" sinh ít con nhất

Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy mức sinh trung bình của nhóm người “giàu nhất” là 2 con, trong khi nhóm người “nghèo nhất” 2,4 con. Nhóm người có mức sống “giàu” và “trung bình” có mức sinh từ 2,03 đến 2,07 con.

Nhóm người có trình độ học vấn dưới bậc tiểu học sinh có tới 2,35 con còn nhóm người trình độ trên THPT sinh 1,98 con.

Đề xuất miễn tiền đóng BHYT cho học sinh, trả chi phí chữa hiếm muộn

Đề xuất miễn tiền đóng BHYT cho học sinh, trả chi phí chữa hiếm muộn

Gửi ý kiến về giải pháp khuyến khích sinh con, nhiều độc giả bày tỏ mong muốn miễn tiền đóng BHYT cho tất cả học sinh khi Nhà nước đã quyết định miễn học phí cho học sinh công lập.
Dân số Việt Nam sẽ bắt đầu tăng trưởng âm sau 3 thập kỷ nếu giữ đà mức sinh thấp

Dân số Việt Nam sẽ bắt đầu tăng trưởng âm sau 3 thập kỷ nếu giữ đà mức sinh thấp

Bộ Y tế cho biết với kịch bản mức sinh tiếp tục giảm, đến năm 2039 Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ dân số vàng, năm 2042 quy mô dân số trong độ tuổi lao động đạt đỉnh và sau năm 2054 dân số sẽ bắt đầu tăng trưởng âm.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.