Sống

Người thương binh hồi sinh từ ca ghép tim

Tóm tắt:
  • Thương binh Lê Văn Vĩnh, 65 tuổi, được ghép tim thành công sau 10 năm chiến đấu với bệnh tật.
  • Ông nhập ngũ và chiến đấu tại Campuchia, trở về với nhiều vết thương.
  • Sau nhiều năm sống yên bình, ông Vĩnh bị chẩn đoán bệnh mạch vành và gặp nhiều vấn đề sức khỏe.
  • Ca ghép tim diễn ra thuận lợi, ông hồi phục nhanh chóng và xuất viện sau ba tuần.
  • Ông được khuyên tuân thủ điều trị định kỳ để bảo vệ trái tim mới, mang theo hy vọng sống.

Gần nửa thế kỷ trước, chàng trai Lê Văn Vĩnh hăng hái lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại Campuchia trong chiến dịch giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng. Ông trở về sau chiến thắng với nhiều vết thương trên cơ thể, nghĩ rằng sẽ được sống yên bình bên gia đình. Nhưng chiến tranh lùi xa thì bệnh tật lại ập đến, đặt ông trước một cuộc chiến mới - cam go và dai dẳng hơn.

Hơn 10 năm trước, ông Vĩnh được chẩn đoán bệnh mạch vành, phải đặt stent. Dù được điều trị liên tục, chức năng tim ngày càng suy giảm, kèm theo rối loạn nhịp nặng khiến sức khỏe ông suy kiệt.

Ông Vĩnh tỉnh táo nhanh chóng sau mổ, được rút ống thở chỉ sau một ngày.

Ông Vĩnh tỉnh táo nhanh chóng sau mổ, được rút ống thở chỉ sau một ngày.

TS.BS Phạm Tiến Quân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: "Dù điều trị tối ưu, tình trạng bệnh vẫn tiến triển xấu. Ông Vĩnh từng trải qua cơn tai biến thoáng qua, có di chứng rối loạn ngôn ngữ, kèm tiền sử phẫu thuật ung thư dạ dày."

Đứng trước nguy cơ tử vong, ghép tim là cơ hội sống còn duy nhất. Sau hội chẩn, bệnh viện quyết định tiến hành ca phẫu thuật. "Chúng tôi từng ghép tim thành công cho người 70 tuổi, nên với trường hợp ông Vĩnh, chúng tôi vẫn tin tưởng vào khả năng hồi phục", TS Quân chia sẻ.

Ca ghép diễn ra thuận lợi hơn dự kiến. Ông Vĩnh tỉnh táo nhanh chóng sau mổ, được rút ống thở chỉ sau một ngày, không gặp biến chứng thần kinh. Hơn ba tuần sau, ông xuất viện, mang trái tim mới trở về nhà trong niềm xúc động.

"Tôi đã nhiều lần đối mặt với cái chết nơi chiến trường, nhưng nếu không có đội ngũ y tế và người hiến tim, có lẽ tôi không thể vượt qua trận chiến này", ông Vĩnh nói.

Các bác sĩ lưu ý ông Vĩnh cần tuân thủ chế độ điều trị nghiêm ngặt, uống thuốc đều đặn và tái khám định kỳ để bảo vệ kết quả ghép tim lâu dài.

Ngày trở về, người thương binh năm xưa lặng lẽ bước qua cánh cổng nhà, mang theo nhịp đập của một trái tim mới và niềm hy vọng hồi sinh.

Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Xúc động hình ảnh đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt nhất 50 năm rời ga Hà Nội

Trên đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt có các cựu chiến binh, họ xúc động vì được sống lại giây phút thiêng liêng của dân tộc 50 năm trước. Ông Cao Hùng Nam - Trưởng tàu khách SE1 - cho biết: "Trong gần 20 năm gắn bó với ngành đường sắt, từng vận hành rất nhiều đoàn tàu phục vụ những sự kiện lớn của ngành, nhưng đặc biệt nhất có lẽ là chuyến tàu lần này".

Cao tốc nối dài một dải non sông

Năm 2025 ghi dấu mốc quan trọng hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông dài 2.063 km. Lần đầu tiên Việt Nam hoàn chỉnh mạng lưới cao tốc trục dọc và trục ngang 3.000 km, nối dài một dải non sông từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Cao Bằng đến tận mũi Cà Mau.