Xã hội

Kinh tế Việt Nam - một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Tóm tắt:
  • Việt Nam là một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
  • Quy mô kinh tế tăng gần 100 lần so với năm 1986.
  • Thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD lên gần 5.000 USD.
  • Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất.
  • Từ 2019, Việt Nam là một trong 20 nền kinh tế thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất.
 

 

Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới, quy mô kinh tế tăng gần 100 lần so với năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD năm 1975 lên gần 5.000 USD năm 2024.

Việt Nam lọt vào nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; nằm trong nhóm 20 nền kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất thế giới từ năm 2019 đến nay, là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới.

Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Xúc động hình ảnh đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt nhất 50 năm rời ga Hà Nội

Trên đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt có các cựu chiến binh, họ xúc động vì được sống lại giây phút thiêng liêng của dân tộc 50 năm trước. Ông Cao Hùng Nam - Trưởng tàu khách SE1 - cho biết: "Trong gần 20 năm gắn bó với ngành đường sắt, từng vận hành rất nhiều đoàn tàu phục vụ những sự kiện lớn của ngành, nhưng đặc biệt nhất có lẽ là chuyến tàu lần này".

Cao tốc nối dài một dải non sông

Năm 2025 ghi dấu mốc quan trọng hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông dài 2.063 km. Lần đầu tiên Việt Nam hoàn chỉnh mạng lưới cao tốc trục dọc và trục ngang 3.000 km, nối dài một dải non sông từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Cao Bằng đến tận mũi Cà Mau.