Doanh nghiệp

Vietnam Airlines được duyệt chủ trương mua 50 máy bay thân hẹp

Tóm tắt:
  • Chính phủ Việt Nam đồng ý cho Vietnam Airlines đầu tư 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh.
  • Tổng mức đầu tư của dự án gần 3,7 tỷ USD, bằng 1,6 lần tổng giá trị tài sản của hãng.
  • Vietnam Airlines đã lên kế hoạch bổ sung đội tàu bay để đáp ứng nhu cầu và thay thế tàu cũ.
  • Hãng sẽ làm việc với các tổ chức trong nước để thu xếp vốn, bao gồm cả việc ký kết với ngân hàng Citi và Vietcombank.
  • Dự kiến đến năm 2030, Vietnam Airlines sẽ cần 95 tàu thân hẹp và 37 tàu thân rộng.

Nội dung nêu tại công văn của Văn phòng Chính phủ, truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Theo đó, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) mua máy bay thân hẹp, không cấp bảo lãnh Chính phủ. Hãng phải chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định pháp luật.

Trước đó Vietnam Airlines đề xuất cấp thẩm quyền dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp thuộc dòng Airbus A320 NEO hoặc Boeing 737 MAX và 10 động cơ dự phòng. Tổng mức đầu tư của dự án gần 3,7 tỷ USD, tương đương 92.810 tỷ đồng. Mức này bằng 1,6 lần tổng giá trị tài sản của hãng, theo báo cáo tài chính 2024.

Hãng hàng không quốc gia đã có kế hoạch bổ sung đội tàu bay thân hẹp từ cách đây vài năm để phục vụ nhu cầu vận chuyển trong tương lai và thay thế những tàu A321 CEO cũ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, quá trình này cũng gặp vướng mắc do đại dịch và một số quy định hiện hành.

Một máy bay Vietnam Airlines đang hạ cánh tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: Lưu Quý). 

Theo Luật 69 về Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, dự án có mức đầu tư lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản, doanh nghiệp cần xin ý kiến Bộ Tài chính trước khi đại diện tham gia biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị (HĐQT). Tuy nhiên, Bộ này lưu ý Vietnam Airlines cần báo cáo Thủ tướng xem xét cho ý kiến.

Trước đây, lãnh đạo tổng công ty từng cho biết có thể cân đối được một phần nguồn vốn cho dự án này thông qua quá trình tái cơ cấu tổng thể.

Cùng với đó, Vietnam Airlines làm việc với các tổ chức trong nước để thu xếp vốn với các giải pháp ngắn và trung hạn cho khoản triển trả trước (PDP Financing), bán và cho thuê lại tàu bay (sales & leaseback).

Nhân chuyến thăm Mỹ của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đầu tháng này, Vietnam Airlines đã ký ghi nhớ cùng ngân hàng Citi về thỏa thuận tài trợ 560 triệu USD cho các dự án trọng điểm, gồm mua máy bay. T

uần trước, hãng này cũng ký ghi nhớ thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp với Vietcombank, giai đoạn 2026-2032.

Hồi tháng 9/2023, hãng đã ký thỏa thuận mua 50 tàu bay Boeing 737 Max, dự kiến bàn giao giai đoạn 2027 - 2030. 737 Max là dòng máy bay thân hẹp, có thiết kế từ 150-230 ghế.

Năm 2030, nhu cầu đội bay thân rộng của Vietnam Airlines là 37 tàu, thân hẹp 95 và 5 ATR. Dự kiến đến 2035, hãng cần 52 tàu thân rộng, 112 tàu thân hẹp. Hiện tại, đội bay của hãng hàng không quốc có khoảng 100 chiếc, trong đó có hơn 30 máy bay thân rộng.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 2024 vừa công bố, Vietnam Airlines đạt tổng doanh thu và thu nhập khác hơn 113.700 tỷ đồng. Lãi sau thuế hợp nhất gần 8.000 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ lãi 2.775 tỷ.

Năm ngoái, hãng vận chuyển 22,7 triệu lượt khách, tăng gần 9% và 314.700 tấn hàng hóa. Mỗi tàu bay của Vietnam Airlines khai thác bình quân 11 giờ mỗi ngày, tăng 25% so với 2023.

Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Xúc động hình ảnh đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt nhất 50 năm rời ga Hà Nội

Trên đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt có các cựu chiến binh, họ xúc động vì được sống lại giây phút thiêng liêng của dân tộc 50 năm trước. Ông Cao Hùng Nam - Trưởng tàu khách SE1 - cho biết: "Trong gần 20 năm gắn bó với ngành đường sắt, từng vận hành rất nhiều đoàn tàu phục vụ những sự kiện lớn của ngành, nhưng đặc biệt nhất có lẽ là chuyến tàu lần này".

Cao tốc nối dài một dải non sông

Năm 2025 ghi dấu mốc quan trọng hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông dài 2.063 km. Lần đầu tiên Việt Nam hoàn chỉnh mạng lưới cao tốc trục dọc và trục ngang 3.000 km, nối dài một dải non sông từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Cao Bằng đến tận mũi Cà Mau.