Người phụ nữ kiễng chân trong nửa năm để cải thiện giấc ngủ
Dì Vương năm nay 54 tuổi, vì luôn chú ý giữ gìn sức khỏe nên dù tuổi đã cao nhưng cơ thể của dì ở trạng thái khá tốt. Tuy nhiên thời gian trước, dì Vương mắc chứng mất ngủ. Mặc dù đã áp dụng một số biện pháp nhưng kết quả không khả quan cho lắm. Trong một lần trò chuyện cùng người bạn lúc đi chợ, dì Vương chia sẻ việc mình bị mất ngủ và được người bạn chỉ cho phương pháp đi kiễng chân để ngủ ngon hơn.
Sau khi nghe bạn mình gợi ý, dì Vương quyết định thử. Về nhà, dì Vương bắt đầu tìm kiếm cách đi nhón chân chính xác. Cho dù là đi chợ hay đi dạo, dì Vương luôn kiên trì đi nhón gót. Ngay cả trước khi đi ngủ, dì cũng tập nhón chân trên giường. Lúc đầu, gia đình không hiểu hành vi của dì Vương. Tuy nhiên, sau nửa năm sau, khi nhận thấy những thay đổi tích cực ở dì Vương thì rất ủng hộ.
Theo chia sẻ, ban đầu, dì Vương tập kiễng chân chủ yếu để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ của mình. Sau khi kiên trì trong hai tuần, chứng mất ngủ của dì Vương đã được cải thiện và bà có thể ngủ ngon ngay sau khi nằm trên giường. Theo bác sĩ, việc đứng kiễng chân sẽ khiến cơ thể được giảm bớt áp lực, tăng tuần hoàn máu, dễ dàng chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Đi kiễng chân 10 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện giấc ngủ một cách an toàn và hiệu quả.
Nửa năm sau khi kiễng chân, dì Vương không chỉ cải thiện giấc ngủ mà còn trải qua nhiều thay đổi tích cực trên cơ thể:
1. Cải thiện táo bón
Trước đây dì Vương bị táo bón nhẹ. Sau nửa năm tập kiễng chân, tình trạng táo bón của dì Vương cũng được cải thiện.
Trên thực tế, kiễng chân có thể cải thiện tình trạng táo bón, điều này hoàn toàn hợp lý. Táo bón nguyên nhân chủ yếu là do nhu động ruột chậm lại, chế độ ăn uống không đủ chất xơ. Đi nhón chân có thể thúc đẩy cơ bắp chân co rút, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện cung cấp máu cho đường tiêu hóa, chắc chắn sẽ cải thiện được tình trạng táo bón.
2. Cải thiện chức năng tim
Trước đây, dì Vương thi thoảng cảm thấy tức ngực và khó thở sau khi vận động mạnh một chút. Sau nửa năm kiễng chân tập luyện, chức năng tim của dì cũng được cải thiện, tình trạng tức ngực, khó thở của cô cũng không còn rõ rệt như trước.
Trên thực tế, khi một người kiễng chân, sự co cơ của chân có thể kích thích các mạch máu, có thể ép máu ngoại biên về tim. Về lâu dài, nó có thể tăng cường chức năng của tim. Đồng thời, khi một người kiễng chân, nhịp tim có thể đạt tới 150 nhịp/phút, nhịp tim tăng lên trong thời gian ngắn cũng có thể rèn luyện tim.
3. Cải thiện bệnh trĩ
Hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh trĩ tương đối cao, đặc biệt là trĩ nội. Dì Vương trước đây bị bệnh trĩ, vì triệu chứng không nghiêm trọng nên dì cũng không để tâm. Tuy nhiên thời gian trước, chỉ cần dì Vương ăn cay một chút, bệnh trĩ của dì sẽ nặng thêm. Từ khi đi kiễng chân, tình trạng này giảm hẳn.
Sở dĩ kiễng chân có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ chủ yếu là do kiễng chân cần thực hiện động tác hóp bụng và nâng hậu môn, có thể cải thiện quá trình lưu thông máu ở hậu môn, từ đó cải thiện và giảm bớt các triệu chứng của bệnh trĩ.
Kiễng chân sẽ gây tổn thương đầu gối?
Nhiều người thường đi kiễng chân mỗi ngày vì thấy động tác này rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sau một thời gian sẽ thấy đầu gối bị đau, bị tổn thương. Trên thực tế, ngay cả khi bạn thực hiện tư thế nhón chân đúng cách cũng có thể gây tổn thương cho đầu gối.
Điều này là do nếu bạn kiễng chân trong thời gian dài, sức mạnh của chi dưới sẽ dồn về phía trước, sẽ khiến khớp gối bị chèn ép quá mức, từ đó gây tổn thương sụn chêm. Vì vậy, mỗi lần kiễng chân, bạn nên lưu ý thời gian thực hiện không nên quá lâu. Chia thành 4 lần kiễng chân, mỗi lần khoảng 25 lần. Sau mỗi lần thực hiện, bạn nên nghỉ ngơi trong vài phút.
Để nhón chân đúng cách, bạn cần chú ý giữ thân người thẳng đứng, hai bàn chân chụm vào nhau, hơi rướn người về phía trước rồi từ từ nhón gót. Khi nhón chân, bạn có thể đi giày bệt hoặc giày chống trượt.
Mặc dù kiễng chân có nhiều lợi ích, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Người cao tuổi khả năng giữ thăng bằng kém. Đứng kiễng chân đòi hỏi phải có cảm giác giữ thăng bằng vững chắc, nếu không rất dễ bị ngã, người già rất dễ bị gãy xương khi về già. Đối tượng này nên chọn các bài tập aerobic, phổ biến là đi bộ, đi bộ nhanh, chạy bộ, Thái cực quyền. Trong số các bài tập này, bộ môn đi bộ tương đối an toàn và dễ thực hiện, phù hợp nhất với người cao tuổi.
(Theo Toutiao)