Xã hội

Người lao động có được nghỉ không lương hay không và cần lưu ý điều gì?

"Tôi có thể xin nghỉ không lương được không? Nếu được, tôi có thể nghỉ tối đa bao lâu?". Đây là câu hỏi của anh Chí Kiên (ở TP.HCM), một bạn đọc Báo Thanh Niên, đang băn khoăn về quyền lợi nghỉ không lương của người lao động hiện nay.

Luật sư tư vấn về thời gian nghỉ không lương

Theo chia sẻ của luật sư Trương Văn Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), nghỉ không lương là tình huống khá phổ biến trong môi trường làm việc hiện đại.

Người lao động thường xin nghỉ không lương vì nhiều lý do cá nhân như cần thời gian điều trị bệnh dài ngày; muốn chăm sóc gia đình trong giai đoạn đặc biệt; theo đuổi việc học tập, nâng cao chuyên môn; đi du lịch dài ngày...

Thông thường, thời gian nghỉ không lương phổ biến dao động từ 1 đến 3 tháng tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.

Hiện nay, căn cứ theo bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được định nghĩa là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, nhận lương và chịu sự quản lý, giám sát, điều hành của người sử dụng lao động.

Tại điều 115 của bộ luật Lao động có quy định về quyền nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương của người lao động.

Người lao động có được nghỉ không lương hay không và cần lưu ý điều gì?- Ảnh 1.

Nghỉ không lương là vấn đề thuộc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động

ẢNH MINH HỌA

Theo đó, người lao động có quyền nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương nhưng phải thông báo trước cho người sử dụng lao động trong các trường hợp sau: kết hôn (nghỉ 3 ngày); con ruột hay con nuôi kết hôn (nghỉ 1 ngày); cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ/chồng, vợ/chồng hoặc con ruột, con nuôi qua đời (nghỉ 3 ngày).

Ngoài ra, người lao động được nghỉ 1 ngày không lương khi có tang ông bà nội/ngoại, anh/chị/em ruột hoặc cha/mẹ, anh/chị/em kết hôn, và phải thông báo trước với người sử dụng lao động.

Đáng lưu ý, quy định cũng nêu rõ "người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương".

Tại Công văn 3319 năm 2015 của Bộ LĐ-TB-XH về việc nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, có nêu rằng pháp luật về lao động hiện hành không quy định thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa. Tất cả phụ thuộc vào thỏa thuận song phương giữa người lao động và doanh nghiệp.

Do đó, theo luật sư Trương Văn Tuấn, nếu có việc cần phải nghỉ phép thời gian dài nhưng lại không muốn nghỉ hẳn, người lao động có thể trao đổi với công ty để xin nghỉ một khoảng thời gian nhất định không hưởng lương.

Doanh nghiệp có thể xem xét chấp thuận hoặc từ chối tùy vào tình hình nội bộ và kế hoạch nhân sự.

Một thông tin quan trọng mà người lao động cần lưu ý là theo quy định tại khoản 4, điều 65, Nghị định 145/2020 của Chính phủ, nếu thời gian nghỉ không lương cộng dồn không quá 1 tháng trong năm thì sẽ được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm.

Tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng sẽ bị buộc thôi việc

Luật sư Trương Văn Tuấn cũng lưu ý rằng nếu nghỉ nhiều ngày, người lao động hãy trao đổi trước với công ty để tránh vi phạm nội quy và mất việc ngoài ý muốn.

Bởi hiện nay, theo bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu người lao động:

  • Tự ý nghỉ việc từ 5 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng như thiên tai, hỏa hoạn, bản thân hoặc người thân ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế…
  • Vi phạm kỷ luật lao động về việc đi làm không đúng quy định của công ty. Theo đó, nếu công ty có quy định rõ về số ngày nghỉ tối đa hoặc yêu cầu xin phép khi nghỉ mà người lao động không tuân thủ thì người lao động có thể bị xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng.

Tóm lại, nghỉ không lương là quyền lợi có thể thực hiện nếu hai bên cùng đồng thuận. Người lao động nên chủ động trao đổi với doanh nghiệp và tuân thủ quy trình nội bộ để không rơi vào tình trạng bị xử lý kỷ luật hay mất việc ngoài ý muốn.

Các tin khác

Kiểm toán nhà nước đề xuất sắp xếp quỹ tài chính ngoài ngân sách

Không ít quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý đã bộc lộ hạn chế trong vận hành, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nhiệm vụ trùng lặp với ngân sách nhà nước (NSNN) và Ngân hàng Chính sách xã hội. Trước thực trạng này, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ TCNNS do Trung ương quản lý.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Đã đến lúc tận dụng vốn tư nhân, nhưng...

“Đã đến lúc chúng ta phải tận dụng nguồn vốn từ kinh tế tư nhân, sự năng động, quyết toán và tính quản lý chặt chẽ của họ để tham gia thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tuy nhiên, con đường đi còn rất dài chứ không thể thực hiện được ngay được”, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy nói.

Giá vàng hôm nay, 17-5: Lao dốc mạnh

Giá vàng thế giới sụt giảm đáng kể khi Hoa Kỳ và Trung Quốc có dấu hiệu làm tan băng chiến tranh thương mại, đẩy chứng khoán quốc tế tăng điểm mạnh.

Giá vàng thế giới rơi tự do, chứng khoán liên tục nhảy múa

Giá vàng giảm hơn 2%, hướng đến tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 11/2024. Phố Wall tăng tuần thứ năm liên tiếp nhờ thỏa thuận hoãn áp thuế Mỹ - Trung. Diễn biến trái chiều cho thấy khẩu vị rủi ro trở lại, gây áp lực lên kim loại quý.

Trao phòng máy tính cho học sinh vùng khó khăn tỉnh Cao Bằng

Ban Tổ chức Ngày Thẻ Việt Nam năm 2024 trao hai phòng học máy tính cho Trường Tiểu học Lý Bôn, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, với tổng giá trị 157 triệu đồng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Dự kiến thu 22 tỷ USD từ quỹ đất, quảng cáo

Theo các chuyên gia, khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi vào hoạt động, muốn tăng giá trị đất phải tập trung phát triển mô hình đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD). Nguồn thu dự kiến từ khai thác quỹ đất tại các khu vực TOD, khai thác thương mại của tuyến đường sắt tốc độ cao có thể lên đến 22 tỷ USD.