Tài chính

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố. Một trong những nội dung được đề cập là vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất phạt cảnh cáo với hành vi mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng sẽ bị phạt cảnh cáo.

Trường hợp các hành vi này tái phạm nhiều lần, Ngân hàng Nhà nước đề xuất mức phạt 10-20 triệu đồng. 

Với vi phạm không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ tại địa điểm giao dịch theo quy định hoặc vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, mức đề xuất phạt là 30-50 triệu đồng.

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo - 1

Kinh doanh vàng miếng không có giấy phép có thể bị phạt 400 triệu đồng (Ảnh: Tiến Tuấn).

Nhà điều hành tiền tệ cũng đề xuất phạt tiền 80-100 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh mua, bán vàng miếng không đúng quy định của pháp luật hay mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh không đúng quy định của, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Với hành vi kinh doanh mua, bán vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm, không thực hiện đúng quy định của pháp luật về trạng thái vàng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ; vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm không đúng theo nội dung ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, mức phạt là 140-180 triệu đồng.

Với hành vi sử dụng vàng nguyên liệu nhập khẩu không đúng theo giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và kinh doanh mua, bán vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm trong trường hợp tái phạm, mức phạt là 200-250 triệu đồng.

Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất phạt tiền từ 250-300 triệu đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định của pháp luật.

Việc kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hay thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật có thể bị phạt 300-400 triệu đồng. 

Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số vàng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời hạn từ 6 tháng đến 9 tháng. 

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể tước quyền sử dụng giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong thời hạn từ 9 tháng đến 12 tháng.

Các tin khác

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Đã đến lúc tận dụng vốn tư nhân, nhưng...

“Đã đến lúc chúng ta phải tận dụng nguồn vốn từ kinh tế tư nhân, sự năng động, quyết toán và tính quản lý chặt chẽ của họ để tham gia thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tuy nhiên, con đường đi còn rất dài chứ không thể thực hiện được ngay được”, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy nói.

1 tỷ USD cho... 6 máy bay trực thăng Chinook

Mỹ đã chấp thuận khả năng bán 6 trực thăng vận tải quân sự hạng nặng CH-47F Chinook cho UAE, cùng với gói thiết bị bổ sung trị giá hơn 1 tỷ đô la.

4 loại giường không nên mua dù thích đến mấy

Giường ngủ là món nội thất quan trọng nhất trong phòng ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và chất lượng sống của bạn. Tuy nhiên, khi chọn giường ngủ không nên chạy theo xu hướng hay chỉ vì vẻ bề ngoài.

Phổ biến kỹ năng AI cho người dùng Việt qua bộ sách DeepSeek

Bộ sách DeepSeek gồm 2 cuốn vừa được Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (Bộ KH&CN) giới thiệu đến độc giả trong nước. Bộ sách nhằm góp phần phổ biến tư duy và kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo - AI đến người dùng Việt Nam.