Chúng ta chăm chỉ kiếm tiền, mỗi ngày đều bán mạng làm việc trong thành phố đông đúc.
Mỗi ngày nhịn ăn nhịn tiêu, thức đêm làm việc, cố gắng dành dụm tiền. Bạn tự nhủ với mình rằng đây chính là cuộc sống, mọi người đều sống như vậy.
Nhìn các khoản nợ mua nhà, mua xe, hóa đơn mỗi tháng, bạn lại than thở: “Chao ôi, vất vả kiếm được đồng tiền, chưa cầm nóng tay đã phải đem đi trả nợ. Tháng này còn phải mua bảo hiểm, cho con đi học thêm, lại phải sống trong nợ nần.”
Cứ như vậy, bạn dập tắt ước mơ trở thành tỷ phú trước khi nó thành hiện thực.
Người giàu có thật sự không phải là có trong tay tiền tỷ, hay hàng triệu USD, mà bạn phải khởi nghiệp, phải làm chủ và tạo ra những giá trị thặng dư.
Phải biết rằng, cơ hội và rủi ro luôn tồn tại song song, cuộc sống có mấy lần được vật lộn.
Cơ hội và rủi ro luôn cùng tồn tại
Tôi có một người bạn họ Vạn, năm nay 34 tuổi, liều mạng nghỉ việc bắt đầu khởi nghiệp, thu nhập hiện tại đã lên đến hàng chục tỷ.
Anh Vạn nói lúc quyết định khởi nghiệp chị cũng rất lo sợ, bởi vì anh còn phải nuôi cả gia đình.
Nhưng anh nghĩ tới công việc ở công ty, việc lớn việc nhỏ đều do mình làm, quần quật cả ngày, mệt như chết đi sống lại, mỗi tháng chỉ được nhận vài đồng lương ít ỏi, cuộc sống như vậy thật sự quá bức bối.
Cuối cùng nhờ sự ủng hộ của bạn bè, anh quyết định khởi nghiệp.
Anh khởi nghiệp đến nay cũng được gần 2 năm, công việc làm ăn rất tốt. Anh Vạn thường nói: "Nếu biết sớm hơn, lẽ ra tôi đã khởi nghiệp sớm hơn. Nếu không có bạn bè động viên, tôi vẫn chưa dám rục rịch... Bây giờ tôi có một dự án mới mà trước đây không dám nghĩ tới . Bây giờ tôi cảm thấy… miễn là có can đảm thử sức, tôi nhất định có thể làm được những điều tưởng là không thể.
Từ câu chuyện khởi nghiệp của anhcƒ Vạn, tôi nhận được những bài học sâu sắc cho bản thân:
Nếu bạn có thể chấp nhận sự mất mát mà thất bại mang lại cho bạn, bạn không cần phải sợ hãi. Tôi đã trải qua rất nhiều thất bại và mất mát , nhưng tôi không hối tiếc .
Thứ nhất , vì tôi luôn giữ được lý trí , biết dừng lỗ đúng lúc, không bị vướng vào hố mình đã rơi mà lập tức leo ra khỏi hố để tìm cơ hội khác.
Thứ hai , trải nghiệm thất bại có thể cho tôi kinh nghiệm thành công quý giá trong lần tới.
Doanh nhân có thể chấp nhận rủi ro, nhưng đừng nản lòng sau thất bại. Hãy kiên trì, rồi một ngày bạn sẽ thấy được khung cảnh mà mình mong muốn.
Cuộc sống là những trải nghiệm. Bản thân cuộc sống không có ý nghĩa, nhưng chính chúng ta trải nghiệm và cố gắng tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống.
Lần đầu kinh doanh, tự quyết định cuộc đời
Nói về bản thân, năm đó tôi làm ở bộ phận nhân sự, giữ chức trưởng phòng, tiền lương rất cao. Đã số những người cùng vị trí như tôi chẳng ai lựa chọn nghỉ việc cả. Nhưng tôi lại quyết định khởi nghiệp.
Tôi khá liều lĩnh khi vừa khởi nghiệp đã thành lập một công ty tương đối lớn. Mấy năm đầu doanh thu không khả quan, lúc sắp phá sản tôi đành phải đi vay tiền và bán cổ phần.
Sau đó tôi quyết định đầu tư vào một vài công ty ở Malaysia nhưng cũng mất trắng. Tôi lại quay về quản lý công ty phần mềm, công ty truyền thông, công ty thương mại và hiện nay là công ty thương mại điện tử cùng với những người khác.
Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta cứ rụt rè và thận trọng thì sẽ không bao giờ thành công được. Đôi khi trong cuộc sống, điều chúng ta có thể làm là “cố gắng hết mình” và chuẩn bị mọi thứ để chào đón những bất ngờ mà bản thân không thể biết trước.
Khởi nghiệp chỉ có hai con đường, hoặc là thành công hoặc là thất bạn. Nếu bạn vượt qua được những mất mát mà thất bại mang lại, bạn chắc chắn sẽ không còn sợ hãi.
Tôi trải qua bao nhiêu lần thất bại và thua lỗ nhưng tôi dám chắc rằng tôi không hối hận.
Tôi chia sẻ nhiều điều bên trên vì hy vọng có thể giúp tầm mắt của mọi người vượt ra khỏi ánh nhìn của người nghèo, dám nỗ lực vì một tương lai tươi đẹp.
Tuy nhiên, những người chưa bao giờ làm kinh doanh tuyệt đối đừng nên dồn hết tiền của mình vào lần đầu khởi nghiệp.
Dù cho bạn làm kinh doanh nhỏ, vốn không nhiều nhưng cũng đừng nên bắt tay vào làm ngay lập tức. Tốt nhất nên đến công ty của người khác làm thuê vài tháng để tích lũy kinh nghiệm.
Rất nhiều người vì suy nghĩ đơn giản trong lần đầu khởi nghiệp, họ không suy nghĩ đến việc thua lỗ, càng không nghĩ tới cách để ứng phó khi lỗ vốn. Cuối cùng chỉ có thể đóng cửa phá sản.
Đó cũng là lý do chúng ta thường thấy những cửa hàng buôn bán nhỏ trên đường phố cứ mở cửa rồi lại đóng, đóng rồi lại mở.
Làm kinh doanh cần rất nhiều yếu tố: vốn, con người, mặt bằng, nguyên liệu, v.v, vì thế trước khi khởi nghiệp cần phải có cho mình những kiến thức và kinh nghiệm nhất định, lên kế hoạch cụ thể trước khi hành động.
*Theo chia sẻ của một nhân vật từng trải nhiều vị trí làm việc, rồi tự kinh doanh tại MXH Baidu