Sau gần 2 tháng triển khai, chuyến xe bus 2 tầng mang sắc cam với biểu tượng nút "Play" thu hút sự quan tâm của hàng trăm nghìn người trên cả nước. Đây là biểu tượng của tinh thần "tiến bước sống đầy", không ngần ngại bứt phá để theo đuổi đam mê, lựa chọn của riêng mình. Sau sự kiện diễn ra tại Hà Nội vào cuối tuần qua, gần 800.000 người tham gia nhấn nút "Play" tr
ực tiếp tại các điểm sự kiện hoặc thông qua các hoạt động trực tuyến trên trang fanpage FWD Việt Nam, cho thấy sức hút và độ lan tỏa của chương trình.
Tại mỗi điểm dừng, chuyến xe của FWD đều giới thiệu những câu chuyện "tiến bước sống đầy" chân thực từ chính những người dân địa phương. Ở điểm dừng Hà Nội, chuyến xe mang đến 2 câu chuyện ấn tượng từ chị Tuệ Nga và chị Quản Thị Cúc – những người dân Hà Nội truyền cảm hứng công chúng có mặt tại sự kiện.
Tuệ Nga là một cô gái thích đọc sách, thường xuyên review những quyển sách hay, ý nghĩa cho độc giả. Với sự vui vẻ, tự tin và điềm đạm, ít ai biết Tuệ Nga từng là nạn nhân của body-shaming (miệt thị ngoại hình). Hồi Nga vài tháng tuổi, người nhà chữa mẹo cục u máu trong miệng cô nhưng gây biến chứng nặng. Nga dần dần bị mất đi phần môi trên và có khoảng thời gian dài bị bạn bè trêu chọc, miệt thị ngoại hình, khiến cô tự ti, chán nản.
Tuy nhiên, vượt qua những nỗi đau trong quá khứ, giờ đây Nga tự tin đứng trước mọi người, chia sẻ cách để vượt qua những tự ti về bản thân. Cô còn là một cây viết có tiếng nhận được sự hợp tác đông đảo. Tuệ Nga cũng đang nung nấu giấc mơ xây dựng một hiệu sách riêng và tiếp tục làm video giới thiệu sách hay đến mọi người. "Người tự tin nhất là người chấp nhận sự tự ti nhất của mình", cây viết khẳng định.
Bên cạnh đó, câu chuyện của chị Quản Thị Cúc cũng gây xúc động với những ai tham gia sự kiện. Trưởng thành từ làng thêu truyền thống tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chị Quản Thị Cúc (35 tuổi) từ bé đã tự thêu được những sản phẩm hoàn chỉnh và có thể phụ giúp mẹ thêu kiếm tiền. Tuy nhiên, khi lớn lên, chị không đi theo nghiệp làng, chọn kiếm sống bằng ngành nghề khác.
Năm 2015, nhận thấy nghề thêu tay dần mai một và nhiều người ở làng gần như không còn đoái hoài, chị muốn góp sức thổi lửa cho nghề truyền thống. Do đó, chị toàn tâm toàn ý theo đuổi nghề thêu thủ công. Ban đầu, chị Cúc gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm thêu tay nhưng không nản lòng, chị chuyển sang thêu họa tiết hoa văn trên quần áo và được nhiều người đón nhận. Chị bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật thêu trên lá bồ đề và sáng tạo ra những họa tiết, phụ kiện thời trang mới lạ, tinh xảo. Cũng từ đó, công việc trở nên "xuôi chèo mát mái" và đến cuối năm 2016, chị thành lập Trung tâm đào tạo thêu tay Thu Cúc cũng như mở lớp dạy thêu trực tuyến với mong muốn kết nối cộng đồng làm đồ handmade.
Giờ đây, số lượng học viên đã gần 3.000 người, gồm cả người Việt đang sinh sống trong nước và tại Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhờ sự cố gắng không ngừng trong việc phát triển kỹ thuật thêu tay, chị Cúc đã đạt được danh hiệu Nghệ nhân bàn tay vàng (2019) và Nghệ nhân quốc gia (2022) về ngành nghề thêu tay truyền thống.
Góp mặt tại sự kiện diễn ra tại Phố đi bộ Hồ Gươm cuối tuần qua còn có nam ca sĩ Đan Trường, Trung Quang và Isaac. Các nghệ sĩ mang đến những phần trình diễn ca nhạc sôi động, đồng thời cùng nhấn nút "Play" để chung tay lan tỏa tinh thần "tiến bước sống đầy" đến người dân Thủ đô.