Nghiên cứu trước đây cho thấy hôn nhân có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe bao gồm sống lâu hơn, ít đột quỵ và đau tim hơn, giảm nguy cơ trầm cảm và ăn uống lành mạnh hơn so với những người độc thân.
Theo đó, những người sống với vợ hay chồng ít có khả năng có lượng đường trong máu cao dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 cho dù bất kể mối quan hệ của họ hòa thuận hay gay gắt như thế nào.
Các chuyên gia tin rằng các cặp vợ chồng ảnh hưởng đến hành vi của nhau, chẳng hạn như cùng nhau chia sẻ chế độ ăn uống, vấn đề thu nhập cao hơn, điều này cũng có thể dẫn đến việc ăn uống lành mạnh hơn.
Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc là điều mà ai cũng mong muốn. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, mới đây các chuyên gia từ Đại học Carleton, Ottawa, Canada và Đại học Luxembourg đã tìm hiểu xem mối quan hệ lâu dài ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu, đây có thể là kết quả của các yếu tố bao gồm những gì chúng ta ăn, qua sự rối loạn hormone và sự căng thẳng trong cuộc sống.
Họ đã phân tích dữ liệu của hơn 3.300 người trưởng thành, độ tuổi từ 50 đến 89. Những người được hỏi đều chung một câu hỏi rằng liệu họ có chồng, vợ hoặc bạn đời sống chung với nhau hay không, với 76% người tham gia được cho là đã kết hôn hoặc sống thử.
Ngoài ra họ cũng được hỏi những câu hỏi để kiểm tra mức độ căng thẳng và hỗ trợ trong một mối quan hệ.
Các kết quả sau đó được phân tích cùng với dữ liệu thu thập được từ các mẫu máu được lấy 4 năm/lần lần để đo mức đường huyết trung bình, được gọi là HbA1c.
Sau một khoảng thời gian, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng những người đã lập gia đình có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc có lượng đường trong máu trung bình thấp hơn 1/5 (21%) so với những người độc thân, ly hôn hoặc mất đi người thân của mình. Kết quả cũng cho thấy điều tương tự đúng ở cả cả nam và nữ.
Chất lượng của mối quan hệ không tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với mức đường huyết trung bình, điều mà họ thừa nhận là đáng ngạc nhiên vì những phát hiện trước đây cho thấy mối quan hệ hỗ trợ là có lợi nhất.
Tuy nhiên, những người trải qua quá trình chuyển đổi hôn nhân ví dụ như ly hôn cũng trải qua những thay đổi đáng kể về mức HbA1c và tỷ lệ mắc bệnh tiền tiểu đường, tình trạng thường xảy ra trước bệnh tiểu đường.
Bà Katherine Ford, Đại học Carleton, Ottawa, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho rằng sức khỏe của mọi người có thể đan xen vào nhau như thế nào trong các mối quan hệ.
"Tôi sẽ suy đoán là hôn nhân và quan hệ đối tác chung sống đòi hỏi một sự đầu tư tình cảm bền chặt, đặc biệt trong một khoảng thời gian dài. Tính chất nổi bật của kiểu quan hệ này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, chẳng hạn như lượng đường trung bình trong máu". Bà Katherine nói.
Theo số liệu mới nhất từ Bệnh tiểu đường của Vương quốc Anh, có khoảng hơn 4,9 triệu người ở Anh mắc bệnh tiểu đường, trong đó 7 triệu người có nguy cơ mắc bệnh này.
Ngoài ra còn có khoảng 850.000 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhưng không được chuẩn đoán, với phần lớn các trường hợp liên quan đến lối sống không lành mạnh.
Các phát hiện, được công bố trên tạp chí BMJ Open Diabetes Research & Care, các mối quan hệ có thể là chìa khóa để giảm lượng đường trong máu, với bất kỳ mối quan hệ nào cũng tốt hơn là không có mối quan hệ nào.
Họ đề nghị tăng cường hỗ trợ cho những người lớn tuổi sắp ly hôn hoặc mất người thân và những mối quan hệ đó nên được khuyến khích trong cuộc sống sau này, để giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu kết luận: "Nhìn chung, kết quả của chúng tôi cho thấy các mối quan hệ hôn nhân hoặc sống thử có liên quan đối nghịch với mức HbA1c bất kể mức độ hỗ trợ hoặc căng thẳng của vợ hoặc chồng.
Tương tự như vậy, những mối quan hệ này dường như có tác dụng bảo vệ chống lại mức HbA1c trên ngưỡng tiền tiểu đường".