Làm thế nào để sống khỏe và sống thọ hơn? Để trả lời câu hỏi này, chắc chắn mỗi người sẽ có những suy nghĩ của riêng mình. Có người nghĩ rằng tuổi thọ có liên quan đến gen, miễn là gen là tốt thì sẽ sống thọ, có bao nhiêu thói quen xấu cũng không quan trọng. Một số người nghĩ rằng tuổi thọ chủ yếu được xác định bởi thói quen ăn uống, miễn là "giữ được miệng" trước những món ăn bị coi là không lành mạnh thì sẽ có thể sống lâu. Cũng có người cho rằng tuổi thọ phụ thuộc vào môi trường xung quanh, nếu không khí tốt, môi trường tốt thì muốn không sống lâu cũng khó...
Có thể nói, câu chuyện làm sao để sống thọ vẫn luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Chính bởi vậy, không ít các cuộc nghiên cứu của những tổ chức uy tín cũng được thực hiện để đưa lại những bí quyết phù hợp nhất, giúp mọi người không chỉ sống thọ mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard - một trong những trường đại học nổi tiếng thế giới - cũng không nằm ngoài số này. Nghiên cứu được thực hiện với 110.000 người tham gia và đưa đến phát hiện rằng: Ở tuổi 50 trở đi, nếu con người thực hiện được tốt 5 việc thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường loại 2 từ 31-34%, tránh được nhiều bệnh tật và sống thọ hơn 10 tuổi so với những người không tuân thủ thói quen tốt. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học Anh (BMJ) là một trong bốn tạp chí y học toàn diện nổi tiếng thế giới.
Vậy, sau đó 50 tuổi bắt đầu duy trì 4 thói quen tốt, những thói quen nào?
Đầu tiên, bỏ hút thuốc
Một người muốn sống lâu thì từ bỏ hút thuốc lá là điều rất cần thiết. Thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại, một số trong đó là chất gây ung thư. Hút thuốc lâu dài rất dễ làm tăng tỷ lệ mắc nhiều loại ung thư. Ngoài ra, các chất độc hại trong thuốc lá, cũng dễ dàng làm hỏng mạch máu, dễ gây ra bệnh tim mạch và mạch máu não nên người hút thuốc muốn sống lâu cũng thực sự rất khó khăn.
Tác hại của thuốc lá thực sự đã được nhắc tới ở nhiều nghiên cứu khác. Một bài báo đăng trên tạp chí Ung thư quốc tế "Cancer" đã chỉ ra rằng hút thuốc ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư phổi và ung thư vai gáy. Tạp chí Cancer đã so sánh dữ liệu trên 1.000 bệnh nhân ung thư phổi, ung thư vai gáy và phát hiện ra rằng những người hút thuốc ngay sau khi thức dậy có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 80% so với những người hút một giờ sau đó.
Thứ hai, giữ cân nặng khỏe mạnh
Phạm vi giá trị của BMI (chỉ số khối cơ thể) là 18,5 - 24,9. Chỉ số BMI là một chỉ số quan trọng phản ánh trọng lượng cơ thể có tiêu chuẩn hay không, BMI quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt. BMI quá lớn thường là dấu hiệu nhắc nhở tình trạng béo phì, còn quá thấp lại cảnh báo nguy cơ gầy gò quá mức, cả hai tình trạng đều không tốt cho sức khỏe.
Mặc dù sau tuổi 50, nhiều người có xu hướng béo hơn bình thường một chút nhưng chúng ta cần phải nhấn mạnh rằng không phải cứ càng béo sẽ càng tốt. Bởi càng béo thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, bệnh tiểu đường và các bệnh khác sẽ càng tăng cao. Thông thường các chuyên gia khuyên cân nặng cơ thể không nên vượt quá 10% cân nặng tiêu chuẩn.
Chỉ số khối cơ thể BMI được tính bằng số cân nặng chia cho bình phương chiều cao cơ thể (kg/m2). Các chuyên gia chỉ ra rằng, con số BMI lý tưởng là 22, và thông thường chỉ số BMI dưới 25 đều không bị coi là thừa cân.
Thứ ba, chăm vận động
Cuộc sống của con người phải gắn với thể thao, chỉ có vận động thể dục thể thao thì cơ thể mới khỏe mạnh hơn, tâm trạng cũng tốt hơn. Sau tuổi 50 bạn càng cần vận động. Nhưng điều quan trọng nhất là vận động phù hợp tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu đi bộ 1 giờ mỗi ngày khiến bạn thấy mệt thì có thể giảm xuống 15-10 phút.
Đi bộ mỗi ngày có thể tăng cường vận động cho toàn bộ cơ thể và thúc đẩy lưu thông máu. Nó không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, thúc đẩy tiêu hóa, mà còn giảm ba cao, ngăn ngừa tim mạch và các bệnh khác.
Thứ tư, kiêng rượu
Nhiều người thích uống rượu mà không biết rằng uống rượu gây hại cho cơ thể không kém hơn thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới cũng lên tiếng nhắc nhở mọi người rằng "rượu có tác động, cả ngắn hạn và dài hạn, trên hầu hết mọi cơ quan của cơ thể bạn" và bằng chứng cho thấy "không có giới hạn an toàn" khi uống rượu, thêm vào đó là "sử dụng rượu, đặc biệt là sử dụng nhiều sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và do đó làm giảm khả năng đối phó với các bệnh truyền nhiễm".
WHO giải thích thêm, sử dụng rượu bia nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), một trong những biến chứng nặng hơn của bệnh Covid-19. Uống rượu cũng tạo điều kiện cho nhiều bệnh tật khác hình thành và phát triển.
Có thể nói, sau 50 tuổi, sự suy giảm các chức năng của cơ thể tăng nhanh, là giai đoạn bùng phát bệnh tật. Nhưng nếu bạn có thể vượt qua giai đoạn này một cách suôn sẻ, thì khả năng sống thọ cũng là điều dễ dàng đạt được.
Theo Sohu, WHO, News.Harvard