Tài chính

Nghề đào kim cương ở Indonesia: Đánh cược mạng sống

Cuối tuần thường là dịp nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng, nhưng anh Salim, 47 tuổi, một người thợ đào kim cương ở Indonesia, vẫn miệt mài làm việc.

Vào một ngày Chủ nhật nóng như thiêu đốt, Salim vẫn đang ngâm mình trong nước cao đến thắt lưng ở mỏ Cempaka thuộc thành phố Banjarbaru, Nam Kalimantan, với hy vọng rằng mình sẽ tìm thấy một viên kim cương giá trị.

Theo Channel News Asia, Salim đã làm công việc này trong suốt 25 năm qua. Mỗi ngày, từ 7h30 sáng đến 4h chiều, anh đều ngồi đãi cát tìm kim cương và vàng bằng một loại dụng cụ hình nón tròn.

"Không phải ngày nào tôi cũng tìm thấy kim cương. Còn tùy vào vận may của tôi nữa", Salim nói. "Có những khi tôi làm việc cả tuần mà không tìm thấy viên nào".

Nếu may mắn, Salim có thể thu được khoảng nửa gam vàng mỗi ngày, vì trong khu vực cũng có các mỏ vàng.

Tuy nhiên, số tiền Salim kiếm được không đủ để nuôi con nhỏ 4 tuổi và vợ. Trung bình anh kiếm được chưa đến một triệu Rupiah (66 USD) mỗi tháng.

Nghề đào kim cương ở Indonesia: Đánh cược mạng sống - Ảnh 1.

Ảnh: CNA

Việc khai thác kim cương và vàng tự phát bằng các phương pháp truyền thống đã được nhiều cá nhân trong khu vực thực hiện trong nhiều năm. Ngoài vấn đề thu nhập không ổn định, còn có những lo ngại về an toàn do khu mỏ rất dễ xảy ra sạt lở đất.

Chính phủ đã cố gắng giúp những người thợ đào kim cương chuyển sang những công việc ổn định hơn và an toàn hơn, chẳng hạn như làm nông. Tuy nhiên, do lực lượng lao động này thiếu kỹ năng và kinh nghiệm, việc chuyển đổi công việc cho họ cũng gặp nhiều thách thức.

Ông Ahmad Yani, người đứng đầu cơ quan du lịch của Banjarbaru, cho biết chính quyền địa phương có kế hoạch chuyển đổi khu mỏ thành một địa điểm giáo dục vào năm tới để du khách đến tìm hiểu về cách khai thác vàng, đá quý truyền thống và lịch sử của nơi này.

Những người thợ đào kim cương sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn viên du lịch trong tour tham quan này, và ông Yani hy vọng hoạt động du lịch sẽ không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân, mà còn mang đến thu nhập cho chính quyền địa phương.

Cenpaka là một trong những mỏ kim cương lớn nhất tại Indonesia.

Tháng 8/1965, khu mỏ này đã trở nên nổi tiếng trên các mặt báo khi những người thợ đào đá quý tìm thấy một viên kim cương nặng 166,75 carat - với kích thước gần bằng quả trứng chim bồ câu.

Viên kim cương đã được đưa đến thủ đố Jakarta vào đầu tháng 9. Tổng thống Indonesia vào thời điểm đó là ông Sukarno đã đặt tên cho nó là Trisakti, có nghĩa là linh thiêng gấp ba lần trong tiếng Phạn.

Người ta ước tính rằng viên kim cương trị giá hàng nghìn tỷ rupiah vào thời điểm đó.

Trisakti không phải là viên kim cương lớn duy nhất được phát hiện ở Cempaka.

Năm 1850, một viên kim cương nặng 106,7 carat đã được phát hiện ở khu mỏ này. Trước đó 4 năm, những người thợ đào kim cương đã phát hiện một viên kim cương nặng 20 carat.

Nghề đào kim cương ở Indonesia: Đánh cược mạng sống - Ảnh 3.

Ảnh: CNA

Thu nhập bấp bênh và nhiều rủi ro

Những người thợ đào kim cương như anh Salim không có thu nhập ổn định.

Muhammad Yusuf, 50 tuổi, đã làm việc ở mỏ kim cương khoảng 30 năm "do không có lựa chọn nào khác", và con trai lớn của anh cũng làm việc tại đó.

Yusuf nói rằng con trai anh không đi học cấp hai, vì gia đình không đủ tài chính để trang trải cho việc học của con.

Tuy nhiên, cả hai cha con họ đều hiểu rằng kỷ nguyên vàng của nghề đào kim cương đã qua đi, vì ngày nay việc tìm ra kim cương ngày càng khó khăn hơn trước.

Salim nhớ về thời hoàng kim khi hàng ngàn người từng đến đào kim cương ở khu mỏ của anh. Nhưng ngày nay, chỉ có vài trăm người tiếp tục đãi cát tìm đá quý trong khu vực.

Ngoài thu nhập, còn có những lo ngại về vấn đề an toàn.

Ông Purbani từ cơ quan du lịch địa phương nói rằng đào kim cương là một nghề nguy hiểm. Sạt lở đất là một trong những mối lo ngại lớn nhất.

Ít nhất 3 người đã thiệt mạng trong hai vụ lở đất vào tháng 7/2021. Trước đó, vào tháng 4/2019, 5 thợ đào kim cương đã thiệt mạng trong một trận lở đất bất ngờ.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với thị trường nếu hoạt động khai thác mỏ truyền thống không còn tiếp tục hoạt động?

Ông Kanafi từ cơ quan quy hoạch địa phương nói rằng ngành công nghiệp kim cương vẫn sẽ tồn tại, vì có những công ty khai thác sử dụng các phương pháp hiện đại đảm bảo nguồn cung cho thị trường./.

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

HoSE tiếp tục yêu cầu ITA giải trình chi tiết vụ uỷ thác cho Chủ tịch

"Đề nghị Công ty gửi văn bản giải trình các vấn đề nêu trên có xác nhận của đơn vị kiểm toán đến HoSE trước ngày 30/9/2022. Công văn giải trình của Công ty sẽ được công bố thông tin ra thị trường để cung cấp thông tin bổ sung cho nhà đầu tư", văn bản của HoSE ghi.

Đơn vị nào bán xe Mercedes lãi nhất tại Việt Nam?

Hiện nay trên thị trường đang có ba nhà phân phối xe Mercedes -Benz chính hãng bao gồm: Haxaco, An Du và Vietnam Star. Trong số 3 doanh nghiệp, hiện Haxaco đang là đơn vị có vốn điều lệ và lợi nhuận ghi nhận lớn nhất.