Tài chính

Ngày càng nhiều công ty Mỹ "dịch chuyển" khỏi Trung Quốc - Cơ hội cho Đông Nam Á?


Đài CNBC (Mỹ) mới đây trích dẫn kết quả khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cho biết, số công ty Mỹ cắt giảm đầu tư vào Trung Quốc trong năm nay tăng gần gấp đôi so với năm 2021.

Cụ thể, theo cuộc thăm dò năm 2022, có 19% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đang cắt giảm đầu tư vào Trung Quốc, trong khi con số này trong năm 2021 là 10%.

Trong số những lý do lớn nhất được những công ty nói trên đưa ra bao gồm các lệnh phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19, hạn chế đi lại và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Thành phố Thượng Hải đã trải qua một trong những đợt phong tỏa khắc nghiệt nhất tại Trung Quốc vào đầu năm nay, khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị kéo xuống mức rất thấp. Trong Quý III, kinh tế Trung Quốc tăng 3,9% - nhưng con số này chỉ đưa mức tăng trưởng GDP cả năm lên 3% - thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5,5% mà giới chức nước này đã đặt ra.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và lên đến 4,4% trong năm 2023, trong khi kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng 1,6% trong năm nay và 1% trong năm tới.

Theo khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, 30% số doanh nghiệp tham gia vẫn quyết định tăng đầu tư vào Trung Quốc với lý do hàng đầu là tiềm năng tăng trưởng của quốc gia châu Á này, nhưng con số này đã giảm so với 38% trong cuộc khảo sát năm 2021.

Cơ hội cho Đông Nam Á

Được biết, cuộc khảo sát đã được Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải tiến hành từ ngày 14/7 đến ngày 18/8 - trước khi Mỹ có các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với ngành bán dẫn, với 307 đối tượng tham gia.

Cuộc khảo sát nói trên cũng cho thấy đã có khoảng 1/3 số doanh nghiệp được hỏi đã chuyển hướng các khoản đầu tư - vốn được lên kế hoạch cho thị trường Trung Quốc - sang những thị trường khác trong năm 2022.

Con số nói trên tăng gần gấp đôi so với năm 2021. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng Đông Nam Á là thị trường được nhiều doanh nghiệp nhắm đến nhất, theo sau là Mỹ.

Cuộc khảo sát cho thấy Đông Nam Á thu hút phần lớn các khoản đầu tư chuyển hướng từ Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, hậu cần và bán lẻ.

Về kế hoạch cho 1-3 năm tới, một công ty bán lẻ và một công ty sản xuất cho biết họ đã chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Trong số 307 đối tượng tham gia khảo sát, có 9 công ty cho biết họ đã chuyển hơn 30% năng lực sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Trong khi đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy đại đa số các công ty trong ngành hóa chất, dược phẩm, thiết bị y tế và khoa học đời sống đã lên kế hoạch duy trì hoạt động ở Trung Quốc.

Về phần mình, Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ muốn tập trung nhiều hơn vào việc sản xuất các mặt hàng cao cấp hơn, trong khi các nhà máy trong cách ngành thâm dụng lao động hơn đã chuyển sang những nơi khác có chi phí nhân công thấp hơn.

Tuy nhiên, theo một báo cáo mới công bố trong tháng 10 của Allianz Research, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp quan trọng đối với Mỹ và EU về nhiều loại hàng hóa hơn là chiều ngược lại.

"Điều đó có nghĩa là Mỹ và châu Âu sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu mất nguồn cung thiết yếu từ Trung Quốc, cụ thể là Mỹ sẽ thiệt hại 1,3% GDP và EU thiệt hại 0,5% GDP, nhưng Trung Quốc sẽ chỉ mất 0,3% GDP", báo cáo của Allianz Research kết luận.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Nửa cuối năm 2022, nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội vẫn hạn chế

Sau sự khan hiếm nguồn cung và trạng thái kẹt thanh khoản cục bộ vào 06 tháng đầu năm, thị trường bất động sản nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn tiếp tục có sự chênh lệch cung cầu lớn. Những dự án phục vụ nhu cầu ở thực bung hàng lúc này sẽ được người dân săn đón.