Xã hội

Ngân sách bội thu, Việt Nam còn dưa địa để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

Ngày 29/9, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 59/2022/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí, trong đó, giảm từ 20 - 50% một số loại phí hoạt động kinh doanh vận tải.

Theo Bộ Tài chính, việc ban hành Thông tư này nhằm góp phần hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh vận tải trước những khó khăn do COVID-19 cũng như biến động của giá nhiên liệu trong thời gian qua. Bộ Tài chính ước tính, việc giảm phí, lệ phí giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 55 tỷ đồng.

Theo đó, từ ngày 1/10 đến hết ngày 31/12, Bộ Tài chính thực hiện giảm 20% phí trọng tải tàu, thuyền hoạt động hàng hải nội địa; phí bảo đảm hàng hải hoạt động hàng hải nội địa; lệ phí ra, vào cảng biển hoạt động hàng hải nội địa.

Giảm 20% mức thu đối với 7/10 nội dung thu phí trong 2 khoản phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay; phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay. 

Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt; giảm 50% phí trình báo đường thủy nội địa và lệ phí ra, vào cảng bến thủy nội địa. 

Đây chỉ là một trong nhiều chính sách hỗ trợ mà Chính phủ đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp. Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 9, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm, gia hạn ước khoảng 157.900  tỷ đồng. 

Trong suốt 9 tháng của năm nay, Bộ Tài chính đã thực hiện một số giải pháp tài khóa như giảm thuế VAT từ 10% xuống 2% một số hàng hóa, dịch vụ, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng dầu; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí…

Bên cạnh đó, hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính cũng được tập trung, ưu tiên nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội 347 nghìn tỷ đồng, trong đó 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi xuất 2% cho doanh nghiệp, đảm bảo ổn định đời sống xã hội của người dân. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: Quốc hội).

Việt Nam còn nhiều dư địa trong chính sách tài khoá 

Những chính sách giảm thuế, phí cho doanh nghiệp kể trên phù hợp với chính sách của Chính phủ và đề xuất của nhiều chuyên gia. 

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 diễn ra ngày 19/9, nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng Việt Nam còn nhiều dư địa trong chính sách tài khoá. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa các gói hỗ trợ, các chính sách giảm thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, vị thế tài khóa ngân sách của Việt Nam tương đối tốt, thâm hụt, tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức khả quan. Do vậy, Việt Nam chính sách tài khóa, ngay cả việc hỗ trợ 2% thuế giá trị gia tăng, nguồn tiền hỗ trợ đều nhờ ngân sách, chưa cần dùng đến chính sách tiền tệ.

Việc lựa chọn này là hợp lý, do chính sách tài khóa khi ít gây áp lực cho lạm phát hơn, đồng thời cũng có dư địa lớn hơn so với chính sách tiền tệ. Việc tập trung vào chính sách tài khóa cũng đã tạo dư địa cho chính sách tiền tệ để ứng phó với những rủi ro, bất định.

TS.Võ Trí Thành nhấn mạnh, tình hình tài khóa của nước ta hiện vẫn vững vàng, thu ngân sách 8 tháng đầu năm tăng cao, cần tiếp tục thực hiện nới tài khóa, cẩn thận và linh hoạt với chính sách tiền tệ. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nêu vấn đề, lạm phát cao của thế giới là do đứt gãy nguồn cung mà không phải do chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội tùy từng giai đoạn nguyên nhân của lạm phát có lúc do yếu tố đứt gãy nguồn cung, có lúc có yếu tố tiền tệ và có lúc có sự tác động cả hai yếu tố. Do đó để có thể thực hiện kiên định chính sách đang thực thi trong chính sách tài khóa, mở rộng dư địa, kiên định chính sách tiền tệ chặt chẽ song vấn có sự linh động. 

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan lưu ý để nghiên cứu phân tích đối với nhận định cho rằng dự toán thu ngân sách quá thận trọng khiến cho Việt Nam tự thu hẹp không gian của chính sách tài khóa. 

9 tháng đầu năm: Ngân sách bội thu hơn 241.000 tỷ đồng

Theo số liệu mới nhất mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 1.327,3 nghìn tỷ đồng bằng 94% dự toán năm và tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. 

Tổng chi ngân sách 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1.086,3 nghìn tỷ đồng bằng 60,9% dự toán năm và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước 

Kết thúc tháng 9, ngân sách đang bội thu 241.000 tỷ đồng. 

 

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Trung Quốc: Bi kịch của những cô gái hồi hương độc thân

Tại Trung Quốc, sau khi được học hành, các chàng trai được khuyến khích lập nghiệp ở thành phố lớn. Ngược lại các cô gái thường bị thúc ép về gần gia đình. Chính điều này khiến họ khó tìm được cho mình người phối ngẫu có tương đồng về học vấn, trình độ, nhận thức. Nhiều người chấp nhận làm gái ế trước áp lực của gia đình...