Xã hội

Nga rút khỏi Hội đồng nhân quyền châu Âu

Cơ quan giám sát nhân quyền hàng đầu của châu Âu đã thông qua kế hoạch loại bỏ tư cách thành viên sau Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine . Thực tế, Nga đã bị đình chỉ tư cách thành viên tại Hội đồng nhân quyền châu Âu hôm 25-2, tức chỉ một ngày sau khi xảy ra xung đột ở nước láng giềng.

Theo Reuters, nghị quyết được Hội đồng châu Âu soạn thảo hôm 14-3 và được thông qua sau đó một ngày.

 Nga rút khỏi Hội đồng nhân quyền châu Âu  - Ảnh 1.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal phát biểu trước Hội đồng nhân quyền châu Âu hôm 14-3. Ảnh: Reuters.

Đáp lại, Nga thông báo quyết định rút khỏi Hội đồng nhân quyền châu Âu trước khi lệnh trục xuất với họ được công bố. Trong thông báo của mình Nga nói rõ lý do "các nước phương Tây đã phá hoại cơ quan giám sát nhân quyền châu Âu"

Thậm chí, ông Leonid Slutsky, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Nga, còn cáo buộc các nước thuộc NATO và Liên minh châu Âu coi Hội đồng châu Âu là "phương tiện hỗ trợ ý thức hệ cho mục đích mở rộng chính trị, quân sự và kinh tế sang phía Đông".

Thư thông báo về quyết định rút khỏi tổ chức giám sát nhân quyền châu Âu do Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov soạn thảo và đã được phía Hội đồng châu Âu xác nhận.

Điều này cũng đồng nghĩa, Công ước châu Âu về nhân quyền sẽ không còn áp dụng với nước Nga, người Nga cũng sẽ không thể khiếu nại chính phủ lên Tòa án Nhân quyền châu Âu nữa.

Nga là quốc gia thứ hai rút khỏi tổ chức châu Âu có nhiệm vụ duy trì nhân quyền và pháp quyền kể từ khi thành lập năm 1949.

Hy Lạp đã làm điều tương tự vào năm 1969, cũng để tránh bị trục xuất, sau khi một nhóm sĩ quan quân đội giành chính quyền trong một cuộc đảo chính. Hy Lạp gia nhập lại sau khi khôi phục nền dân chủ sau 5 năm.

Xung đột Nga - Ukraine đã bước sang ngày thứ 21 nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đôi bên còn tiếp tục đổ lỗi cho nhau.

 Nga rút khỏi Hội đồng nhân quyền châu Âu  - Ảnh 2.

Mảnh vỡ của tên lửa được nhìn thấy trên đường phố Donetsk hôm 14-3. Ảnh: Reuters.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 14-3 cho biết 20 dân thường đã thiệt mạng và 28 người khác bị thương khi một tên lửa Ukraine có đầu đạn phát nổ tại TP Donetsk do phe ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraine.

Theo hãng tin Reuters, phía Ukraine đã phủ nhận gây ra vụ tấn công bằng tên lửa vào Donetsk, đồng thời còn tố cáo các lực lượng Nga pháo kích vào thủ đô Kiev.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Bất động sản khu vực này “tạo sóng”, sau thời gian ảm đạm

Từ sau Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản Quảng Nam sôi động trở lại. Một số khu đô thị có sức hút đầu tư, giá đã tăng “nóng” đến vài trăm triệu đồng. Thậm chí, sau 2 năm xuống tiền nhà đầu tư đang bán hòa vốn lại đột ngột được trả giá cao.

Dịch lên đỉnh, bác sĩ F0 điều trị bệnh nhân F0

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới, mỗi ngày ghi nhận trên 30.000 F0, trong đó có 99% điều trị tại nhà. Áp lực dồn nén lên vai hệ thống y tế cơ sở khi cả trạm y tế chỉ có 8-10 nhân viên y tế, trong khi họ phải phụ trách tới cả nghìn F0. Trong những ngày qua, rất nhiều bác sĩ, nhân viên y tế đã nhiễm SARS-CoV-2, có nơi cả trạm y tế đều là F0, khó khăn lại thêm chồng chất.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sự kiện Nga - Ukraine đe dọa gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam không ngoại lệ

Phát biểu trước phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã nêu ra những vấn đề nổi cộm trong thời gian qua cũng như những giải pháp đã được đưa ra để đảm bảo kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng.

Những dấu hiệu cần đi khám hậu COVID-19

Nhiều bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 mặc dù được xác định là khỏi bệnh nhưng các triệu chứng vẫn còn tồn tại dai dẳng, thậm chí xuất hiện các triệu chứng mới liên quan hậu COVID-19. Những ngày này, nhiều bệnh viện tại Hà Nội tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám di chứng COVID-19 mỗi ngày.