Xã hội

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sự kiện Nga - Ukraine đe dọa gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam không ngoại lệ

Trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Bộ Công thương là bộ có chức năng quản lý nhà nước đa ngành, bao gồm những lĩnh vực trọng yếu của đất nước, trong đó, có những vấn đề tương đối phức tạp, nhạy cảm… nên được cử tri, nhân dân và các vị ĐBQH quan tâm.

"Hai năm qua, ngành công thương phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra. Môi trường bên ngoài không mấy thuận lợi một phần vì đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng, phần khác vì xu hướng bảo hộ mậu dịch, xung đột lợi ích và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, gây khó cho tất cả các bên, nhất là các nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Bước sang năm 2022, trong khi Việt Nam phải đối diện với nguy cơ lạm phát gia tăng trên toàn cầu do các quốc gia đều tăng các gói kích cầu về phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch lại nổ ra sự kiện Nga – Ukraine.

"Biến cố này, kết hợp với các biện pháp trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây nhằm vào Nga, một nước xuất khẩu nhiên liệu, lương thực và một số vật tư chiến lược lớn của thế giới dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng trong ngắn hạn và dài hạn, đe dọa gây ra tình trạng thiếu hụt, đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có Việt Nam", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Trong khi đó, nguồn cung, giá cả nhiều mặt hàng trong nước cũng tăng theo xu hướng chung của thế giới, nhất là về xăng dầu. Bên cạnh đó, xăng dầu trong nước còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ gián đoạn nguồn cung của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.

"Trước khó khăn đó, Ngành Công thương đã có phối hợp với các cơ quan ban ngành, địa phương, phối hợp nhiều giải pháp hỗ trợ người dân trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo lưu thông ngay cả khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cung ứng điện diễn biến ổn định. Sản xuất, xuất nhập khẩu ổn định, đạt kết quả đáng khích lệ", Bộ trưởng chia sẻ.

Cũng trong giai đoạn vừa qua, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 670 tỷ USD và đưa vào thực thi 3 hiệp định thương mại tự do lớn với EU, Vương quốc Anh và RCEP.

"Nhiều khó khăn thách thức liên tiếp xuất hiện. Giá 1 số nguyên liệu, vật tư chiến lược tăng cao, nhất là xăng dầu. Buôn lậu, hàng giả, lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gia tăng, gây bức xúc", Bộ trưởng nêu vấn đề còn tồn tại.

Về ùn tắc hàng hóa ở biên giới, Bộ Công thương nhấn mạnh đây là hệ quả của những chính sách chống Covid-19 nghiêm ngặt mà Trung Quốc đang thực thi. Bộ cũng đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, xử lý để biên giới sớm thông thoáng.

Riêng về xăng dầu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết từ đầu tháng 1, Bộ Công thương đã tìm giải pháp để bổ sung nguồn cung do thiếu hụt sản lượng của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Bộ cũng chỉ đạo tăng cường chia sẻ nguồn cung giữa các doanh nghiệp đầu mối cũng như đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra giám sát kinh doanh xăng dầu trên cả nước.

"Cung ứng xăng dầu được duy trì ổn định. Nguồn cung xăng dầu 3 tháng đầu năm được đmả bảo và có phương án cụ thể, khả thi về nguồn cung cho tới hết qusy 2/2022 khi nguồn cung trong nước vẫn chưa thể đảm bảo được sản lượng theo cam kết", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Dịch lên đỉnh, bác sĩ F0 điều trị bệnh nhân F0

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới, mỗi ngày ghi nhận trên 30.000 F0, trong đó có 99% điều trị tại nhà. Áp lực dồn nén lên vai hệ thống y tế cơ sở khi cả trạm y tế chỉ có 8-10 nhân viên y tế, trong khi họ phải phụ trách tới cả nghìn F0. Trong những ngày qua, rất nhiều bác sĩ, nhân viên y tế đã nhiễm SARS-CoV-2, có nơi cả trạm y tế đều là F0, khó khăn lại thêm chồng chất.

Những dấu hiệu cần đi khám hậu COVID-19

Nhiều bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 mặc dù được xác định là khỏi bệnh nhưng các triệu chứng vẫn còn tồn tại dai dẳng, thậm chí xuất hiện các triệu chứng mới liên quan hậu COVID-19. Những ngày này, nhiều bệnh viện tại Hà Nội tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám di chứng COVID-19 mỗi ngày.

Dấu ấn của VSIP tại Việt Nam sau 25 năm

Thu hút nguồn vốn 17 tỷ USD từ 880 công ty đa quốc gia, VSIP là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp và đô thị hàng đầu tại Việt Nam.

Lạm phát sẽ đẩy giá bất động sản tăng?

Chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản 2022 sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong đó, chiến tranh càng làm tăng thêm khó khăn cho thị trường, lạm phát chắc chắn sẽ đẩy áp lực giá bất động sản tiếp tục tăng.

Vợ chồng trẻ quyết mua căn hộ 4 tỷ dù phải đi vay hơn 50%, lên kế hoạch tăng thu nhập để trả nợ trong 1-2 năm: Đầu tư cho tổ ấm là xứng đáng vì "an cư rồi mới lạc nghiệp"

Là căn nhà đầu tiên, cặp vợ chồng trẻ dành rất nhiều tâm huyết với từng góc nhỏ. Với họ, căn nhà phải phục vụ cho sở thích và thói quen sinh hoạt của các thành viên và giúp cho cuộc sống tinh thần tốt hơn và yêu nhau nhiều hơn.