Kỹ năng sống

Nếu nhà phỏng vấn hỏi bạn mức lương mong muốn là bao nhiêu, tuyệt đối không nói con số: 3 bước trả lời giúp bạn có mức lương như ý

01
Người phỏng vấn: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Phỏng vấn bắt đầu, Tùng nín thở tọa đàm với người phỏng vấn hơn một tiếng đồng hồ. Mọi thứ diễn ra hết sức suôn sẻ, người phỏng vấn có ấn tượng khá tốt với Tùng. Trông có vẻ như thành công đang đến gần. Nhưng đến phút cuối cùng, người phỏng vấn bất chợt hỏi Tùng một câu: "Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?"

Câu hỏi khó khiến Tùng nhăn nhó:

Đầu tiên, Tùng chưa tìm hiểu trước về mức lương của công ty. Thứ hai, Tùng không đủ tự tin với năng lực của mình. Cuối cùng, Tùng không biết mức định giá về vị trí mà mình đang ứng tuyển trên thị trường.

Nói nhiều, sợ bị từ chối, nói ít lại sợ mình bị thiệt.

Vì không thể biểu đạt thành lời, Tùng ấp úng: "Tùy ạ, bao nhiêu cũng được, chỉ cần cho tôi cơ hội là được".

Kết quả, người phỏng vấn trả lời: Về đợi thông báo.

Đợi đến ngày thứ 4 mà không nhận được bất cứ thông báo gì, không cần nghĩ cũng rõ, Tùng đã hết hy vọng.

Thực ra, không ít người gặp phải tình huống này. Ban đầu mọi thứ đều khá suôn sẻ, nhưng một khi nhắc đến mức lương, không ít người bị rơi xuống hố.

Vậy, làm thế nào để bắt nhịp phỏng vấn và có được mức lương mà mình mong muốn?

Nếu nhà phỏng vấn hỏi bạn mức lương mong muốn là bao nhiêu, tuyệt đối không nói con số: 3 bước trả lời giúp bạn có mức lương như ý - Ảnh 1.

02
Đừng vội trả lời, hãy làm rõ bản chất phía sau mức lương mong muốn

Người phỏng vấn làm thuê cho công ty, nên phải có trách nhiệm tuyển dụng cho công ty một ứng viên phù hợp, đó là chức trách cơ bản của họ.

Bởi vậy, khi người phỏng vấn hỏi bạn về mức lương mong muốn, trở thành một khâu quan trọng để đánh giá việc bạn có thể thuận lợi đảm đương công việc hay không.

Khi trả lời, đừng vội đưa ra con số, đầu tiên hãy làm rõ ý nghĩa bản chất phía sau mức lương.

Phán đoán về giá trị bản thân của ứng viên

Tôi từng tham gia phỏng vấn, trong quá trình phỏng vấn người mới, tôi phát hiện họ cùng có chung một vấn đề:

- Đánh giá quá cao về bản thân mình, đưa ra mức lương cao;

- Đánh giá thấp bản thân, không dám biểu đạt, không dám đàm phán mức lương.

Đây là hai kiểu tâm thái tương đối cực đoan, sẽ dẫn tới hai trường hợp:

Thứ nhất, bộc lộ điểm yếu

Nếu để lộ điểm yếu, người phỏng vấn sẽ căn cứ vào những điểm mà bạn chưa đủ tự tin để đì lương của bạn. Bởi vậy, ứng viên phải có giới hạn nhất định của mình, đừng quá hạ thấp địa vị bản thân.

Có người nói: "Trong lòng càng sợ, mặt càng phải điềm tĩnh, người khác không nắm chắc điểm yếu của bạn sẽ không dám ra tay với bạn".

Thứ hai, bạn tự đánh giá quá cao bản thân mình sẽ khiến người phỏng vấn coi thường, tự nhiên sẽ đánh giá thấp về bạn.

Ứng viên cần phải biết rằng, mức lương cao thấp rất quan trọng đối với bạn. Trong quá trình phỏng vấn, phải nhìn thẳng vào năng lực bản thân, không được có biểu hiện tự ti, thấp kém, cũng không được đánh giá quá cao bản thân.

Mong muốn và thái độ của ứng viên đối với mức lương

Người phỏng vấn đều rất anh minh, họ sẽ đoán ra khoảng mức lương mong muốn của bạn thông qua những câu trả lời của bạn, từ đó phán đoán mức độ ăn khớp giữa tiêu chuẩn mức lương trong lòng ứng viên và tiêu chuẩn mức lương của doanh nghiệp.

Nếu bạn là thực tập sinh, câu trả lời của bạn sẽ là: Tôi mong muốn mức lương là…

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, câu trả lời thống nhất sẽ là: Tôi tin quý công ty sẽ có chế độ lương thưởng thỏa đáng và phù hợp.

Hãy nhớ, đừng vì quá căng thẳng mà che giấu suy nghĩ thật trong lòng mình, bạn hãy nhìn thẳng vào những khát khao và mong muốn của bản thân.

Nếu nhà phỏng vấn hỏi bạn mức lương mong muốn là bao nhiêu, tuyệt đối không nói con số: 3 bước trả lời giúp bạn có mức lương như ý - Ảnh 2.

03
Ghi nhớ 3 bước báo giá chính xác, thể hiện giá trị bản thân

Bước 1: Phản vấn phạm vi mức lương của đối phương

Phản vấn phạm vi mức lương của đối phương, sau đó so sánh với mức lương mong muốn của bản thân, lấy giá trị trung bình.

Có thể bày tỏ như sau:

Tôi tin rằng quý công ty có hệ thống quy chế lương hoàn thiện và phù hợp. Tôi có tìm hiểu trên mạng và biết được mức lương của quý công ty từ 10-15 triệu, có thể giới thiệu cụ thể hơn giúp tôi được không ạ?

Bước 2: Tiết lộ mức lương cũ

Phương pháp này tuy có chút rủi ro, nhưng bạn có thể trình bày như sau:

Tôi từng làm vị trí trợ lý ở công ty cũ, với mức lương tháng là 12 triệu (có thể cao hơn tùy vào tình hình thực tế), mức lương trung bình của vị trí này khoảng 10-12 triệu, nên tôi mong muốn mức lương là 12 triệu, đây cũng là mức lương khẳng định 2 năm kinh nghiệm làm việc của tôi.

Bước 3: Để đối phương đưa ra mức lương

Thường áp dụng cho những người mới, muốn thể hiện sự chân thành, mong muốn có được cơ hội. Cách biểu đạt như sau: Mục đích đến phỏng vấn của tôi là được gia nhập vào tập thể quý công ty để cống hiến giá trị bản thân. Nếu quý công ty lựa chọn tôi, tôi sẽ cố gắng hết sức nâng cao giá trị bản thân để có được mức lương tương xứng.

Bạn có thể tìm hiểu trước mức lương chung của các vị trí tương tự có công bố trên mạng. Nếu tiêu chuẩn từ 9-12 triệu, vậy mức lương của bạn rất có thể là 9 triệu.

Dù bạn là người mới đi làm hay đã làm việc lâu năm đều không tránh khỏi giai đoạn phỏng vấn tìm việc, đã phỏng vấn chắc chắn phải đàm phán mức lương.

Những lúc quan trọng như vậy, tuyệt đối đừng ngại đàm phán mức lương trước mặt người phỏng vấn. Mức lương không chỉ thể hiện giá trị của cá nhân bạn mà còn là cơ hội để bạn chứng minh năng lực bản thân.

Thông qua mức lương mà công ty trả cho bạn, có thể biết được trình độ của bạn trên thị trường hiện tại như thế nào, giúp bạn tìm được công việc phù hợp với mình nhất.

Câu trả lời không bao giờ là duy nhất, chỉ cần bạn có năng lực thực sự ắt sẽ có mức lương tương xứng với bạn.

Năm 2020 đối với nhiều người mà nói là một năm khá gian nan, nhưng chính vì gian nan nên chúng ta càng phải kiên trì hơn và trân trọng hơn. Hãy làm tốt mọi việc trước mắt và và sống tốt ở hiện tại. Hy vọng ai cũng có thể tìm thấy công việc phù hợp và hài lòng nhất cho riêng mình.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm