Cười to
Trong một nghiên cứu của một trường đại học ở Nam California, sau khi xem một đoạn phim hài dài 20 phút, nhóm người cao niên khỏe mạnh đã cải thiện khả năng ghi nhớ khoảng 23,3% so với những người chỉ ngồi mà không xem, bên cạnh đó hormon căng thẳng cũng giảm đáng kể.
Hormon căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Ngược lại, những câu chuyện vui, những tiếng cười lại có khả năng làm tăng endorphin, chuyển dopamine vào não và tạo ra cảm giác vui vẻ, phấn khích. Tiến sĩ Lee Berk, đồng tác giả nghiên cứu, chỉ ra rằng sự hài hước có thể làm giảm hormon gây căng thẳng, đồng thời hạ huyết áp và tăng cảm xúc. Sự kết hợp của những thay đổi sinh lý này có thể cải thiện trí nhớ.
Ngủ
Các nhà nghiên cứu tại Đại học New York, sau khi huấn luyện chuột một kỹ năng mới, đã chia chúng thành hai nhóm ngủ đủ giấc và thiếu ngủ, sau đó quan sát hoạt động của chúng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong não của những con chuột ngủ đủ giấc, nhiều kết nối thần kinh mới được hình thành, giấc ngủ có thể giúp các tế bào não kết nối với nhau và bảo toàn bộ nhớ.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, khi chuột được học kỹ năng mới, tế bào vỏ não sẽ kích hoạt, và kỹ năng đó sẽ được tái hiện trong giấc ngủ sâu. Nếu giấc ngủ bị làm phiền hoặc mất ngủ, các liên kết mới giữa những tế bào não không cách nào lưu giữ được, từ đó kí ức cũng không được củng cố.
Mất ngủ làm giảm 40% khả năng học hỏi những điều mới.
Ngồi thẳng, đứng thẳng
Tư thế đúng sẽ khiến máu và oxi dễ dàng lên não, do đó thúc đẩy khả năng ghi nhớ của bộ não. Trong một số trường hợp, ngồi thẳng có thể tăng lưu lượng máu lên tới 40%.
Erik Peper của đại học San Francisco nghiên cứu các tư thế ảnh hưởng đến trí nhớ trong một loạt các thí nghiệm. Những người tham gia nghiên cứu dễ có những kí ức tuyệt vọng, bất lực, yếu đuối khi họ duy trì tư thế co ro và nhìn xuống. Tuy nhiên, khi họ duỗi thẳng chân và ngẩng đầu lên, hầu như họ không còn nghĩ đến những kí ức đó nữa. Đồng thời, những người ngồi đúng tư thế này lại nghĩ về những kí ức đẹp hay chuyện vui trong quá khứ.
Uống trà xanh
Trong một thí nghiệm tại Đại học Basel ở Đức, các nhà nghiên cứu đưa cho những người tham gia thí nghiệm đồ uống chứa 27,5 gram chiết xuất trà xanh hoặc đồ uống có vị trà xanh mà họ không biết. Khi họ uống, các nhà nghiên cứu sẽ quan sát bộ não của họ bằng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng fMRI. Đồng thời, các đối tượng phải hoàn thành một số nhiệm vụ để kiểm tra trí nhớ tạm thời của họ.
Thật bất ngờ, những người trong nhóm uống trà xanh thực hiện nhiệm vụ ghi nhớ tốt hơn. Từ đó có thể kết luận, trà xanh có khả năng làm tăng tính bền tạm thời cho não bộ.
Ghi chép bằng tay
Pam Mueller của đại học Princeton và Daniel Oppenheimer của đại học Canifornia đã phát hiện ra rằng: Trong cùng một khóa học kéo dài nửa tiếng, những sinh viên nghe và ghi chép bằng tay có khả năng ghi nhớ cao hơn nhóm sinh viên ghi chép trên máy tính.
Ngoài ra, một tuần trước khi thi, những học sinh chuyên tâm nghe giảng và ghi lại bằng cách chép tay truyền thống, có kết quả cao hơn so với những học sinh bị phân tâm khi nghe và không chép bài.
Bởi thế, khi có những việc cần nhớ trong công việc cũng như cuộc sống, đừng lo lắng nếu bên cạnh không có máy tính, hãy nhặt giấy ghi chú ở bất cứ đâu, nó sẽ có ích cho bạn đấy!.
Tăng cường hoạt động thể thao
Vận động thể dục thể thao là yếu tố quan trọng để giữ gìn bộ não khỏe mạnh. Chỉ cần những động tác nhẹ nhàng như đi bộ 15 phút mỗi ngày, đạp xe và bơi lội cũng sẽ có tác dụng bảo vệ não.
"Refresh" bộ não
Duy trì, thậm chí nuôi dưỡng tính hiếu kỳ cho bản thân. Đừng sợ học những điều mới, thử trau dồi những sở thích hoặc chuyên môn khác ngoài công việc xem sao. Một cuộc sống đa dạng có thể khiến bộ não luôn được làm mới, đó là một trong những cách tốt nhất để cải thiện trí nhớ.
Cai thuốc lá
Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ nhanh đi. Thuốc lá gây tổn thương cho tế bào não và mạch máu, làm tăng phản ứng viêm của cơ thể, cực kì có hại cho sức khỏe và hệ thống dây thần kinh. Do đó, khả năng ghi nhớ của con người cũng giảm đi đáng kể.