VN Index trải qua một tuần giảm điểm mạnh với việc nhiều cổ phiếu bị bán tháo trong những phiên cuối tuần kéo VN-Index về sát vùng điểm 1.130. Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp và lực cầu chỉ xuất hiện khi chỉ số chính chạm vùng 1.100 giúp thị trường thu hẹp đà giảm.
Về diễn biến cụ thể, VN-Index diễn biến đồng pha với chứng khoán thế giới, mở gap giảm điểm mạnh ngay từ phiên đầu tuần. Áp lực bán xuất hiện ở toàn bộ các nhóm ngành và càng trở nên tiêu cực hơn trong những phiên cuối tuần.
Trong đó nhóm cổ phiếu du lịch và xây dựng giảm nhiều nhất với mức giảm trên 20%. Thêm vào đó, hàng loạt cổ phiếu bluechip chìm trong sắc đỏ như VIC, VHM, GVR đè nặng tâm lý bi quan lên thị trường khiến chỉ số chung liên tiếp mất điểm xuyên thủng khu vực đáy cũ 1.140 và đã có lúc xuống dưới 1.100.
Tuy nhiên lực bắt đáy vào phiên cuối tuần đã giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm phục hồi trở lại, thu hẹp đà giảm. Khối ngoại cũng đã quay trở lại mua ròng trong phiên cuối tuần với thanh khoản 239 tỷ đồng. Kết tuần, VN-Index giảm 71,17 điểm tương đương với 5,91% so với tuần trước, xuống mốc 1.132,11 điểm.
Trong tuần VN-Index giao dịch ảm đạm, nhà đầu tư cá nhân trở lại bán ròng 1.024 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 1.188 tỷ đồng.
Dòng vốn cá nhân tiếp tục tìm đến cp BĐS trong khi chuyển hướng rút ròng nhóm ngân hàng
Theo thống kê từ Fiintrade, nếu tính riêng kênh khớp lệnh thì cán cân giao dịch nghiêng hoàn toàn về bên bán tỷ lệ ngành được bán ròng/mua ròng là 14/4. Trong đó, cổ phiếu nhóm bất động sản được mua gom nhiều nhất với giá trị lên tới gần 278 tỷ đồng. Có thể thấy nhóm này vẫn là một trong những tâm điểm thu hút dòng tiền như tuần trước đó dù áp lực áp ra của nhóm này không hề nhỏ.
Cụ thể, theo thống kê của FiinTrade, nhóm cổ phiếu bất động sản có tuần giao dịch mạnh với tỷ trọng giá trị giao dịch tăng lên 21,56% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp, chỉ số giá ngành giảm 7,12%. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc giảm 35% và trong tháng 9 nhóm này giảm 10,59%.
Ngoài ra, dòng tiền cá nhân nội cũng được duy trì ở các một số nhóm ngành khác như hàng & dịch vụ công nghiệp (157 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (32 tỷ đồng), truyền thông (2 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, hoạt động rút vốn ròng diễn ra mạnh mẽ nhất ở nhóm cổ phiếu ngân hàng với quy mô hơn 700 tỷ đồng, dù tuần trước đó nhóm này vẫn được mua ròng 343 tỷ đồng. Có thể thấy NĐT cá nhân đã chuyển hưởng bán ròng ngành này khi đây là một trong những nhóm ngành diễn biến tiêu cực nhất trong tuần qua.
Các cổ phiếu có giá trị giao dịch cao gồm STB, VPB, TCB, MBB, CTG, ACB, VCB, SHB, LPB, BID toàn bộ nhóm này giảm điểm trong tuần.Chỉ số dòng tiền tích lũy vào nhóm ngân hàng tăng nhẹ trong tuần, chỉ số giá giảm cho thấy áp lực bán nhóm này tăng.
Chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thị trường tăng. Điều này cho thấy nhóm này bị bán mạnh hơn thị trường chung.
Nối tiếp, lực xả hàng trăm tỷ đồng cũng được ghi nhận ở một số nhóm cổ phiếu, lần lượt là thực phẩm & đồ uống (589 tỷ đồng), hóa chất (370 tỷ đồng), bán lẻ (329 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (278 tỷ đồng), công nghệ thông tin (250 tỷ đồng),...
Tập trung gom NLG, KDH
Như đã đề cập trước đó, nhiều đại diện từ nhóm bất động sản lọt Top mua ròng của NĐT cá nhân trong nước trong tuần qua. Giao dịch rót vốn ròng tập trung ở cổ phiếu NLG của Đầu tư Nam Long giá trị lên đến 471,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dòng vốn cá nhân còn tìm nhiều cổ phiếu địa ốc khác như KDH (334,7 tỷ đồng), IJC (58,4 tỷ đồng), DXG (55,9 tỷ đồng),...
Theo sau, lực cầu cũng được ghi nhận tại các đại diện thuộc nhóm tài chính, ngân hàng như VND (249,2 tỷ đồng) và CTG (105,8 tỷ đồng). Một số cổ phiếu ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có HAH (277,3 tỷ đồng), PLX (80,9 tỷ đồng), VSC (69,4 tỷ đồng) và CTR (51,3 tỷ đồng).
Dẫn đầu danh mục bán ròng là cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT với 239,7 tỷ đồng. Hoạt động chốt lời diễn ra dù FPT không phải một trong những bluechips giảm quá mạnh, tuần qua mã này giảm 2,3% so với tuần trước đó. Trái ngược với các cá nhân, cổ phiếu của ông lớn ngành thép lại được cả tự doanh và các tổ chức nội mua ròng đối ứng qua kênh khớp lệnh.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, cổ phiếu FPT hiện tại đang giao dịch sát biên dưới dải Bollinger Bands. Mặc dù giá cổ phiếu xuống dưới đường MA200 tuy nhiên thanh khoản phiên vừa qua tương đối thấp cho thấy lực bán không quá lớn.
Kế đó, cá nhân trong nước cũng bán ròng 219,5 tỷ đồng cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động, 205 tỷ đồng mã VNM và 201,6 tỷ đồng mã STB. Ngoài ra, danh mục rót ròng dưới 200 tỷ đồng còn có sự góp mặt của DPM (176,9 tỷ đồng), HPG (163,5 tỷ đồng), ACB (159,2 tỷ đồng), VHC (153,4 tỷ đồng), VJC (148,9 tỷ đồng), MSN (139,6 tỷ đồng),...