Tài chính

NÓNG: Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm khi nỗi lo suy thoái kinh tế Mỹ bao trùm thị trường toàn cầu

NÓNG: Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm khi nỗi lo suy thoái kinh tế Mỹ bao trùm thị trường toàn cầu- Ảnh 1.

Ở những thời điểm đầu của phiên giao dịch, Dow Jones có lúc giảm tới 1.200 điểm, tương đương hơn 3%. Tính tới lúc 21h19 theo giờ Hà Nội, chỉ số này đang giảm 1.016 điểm (2,56%).

S&P 500 và Nasdaq cũng lâm vào tình cảnh tương tự khi giảm lần lượt 2,85% và 3,47%.

Trước đó, vào lúc 19h30 theo giờ Hà Nội, chứng khoán tương lai Mỹ giảm mạnh. S&P 500 tương lai giảm 3,9%, sau khi giảm 1,8% trong phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước. Nasdaq-100 tương lai giảm 5,3%, vì các cổ phiếu công nghệ lớn bị ảnh hưởng nặng nề trong phiên giao dịch đầu ngày.

Hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones giảm tới 1.050 điểm, tương đương 2,6%, nối tiếp đà giảm 611 điểm của thứ Sáu tuần trước.

NÓNG: Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm khi nỗi lo suy thoái kinh tế Mỹ bao trùm thị trường toàn cầu- Ảnh 2.

Nỗi lo về suy thoái kinh tế Mỹ là nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc. Báo cáo việc làm tháng 7 yếu hơn nhiều so với dự đoán là tín hiệu cảnh báo điều này.

Các nhà đầu tư cũng lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất. Ngân hàng trung ương đã chọn giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong hai thập kỷ sau cuộc họp ngày 30-31/7 vừa qua.

Lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) vốn sôi động nay cũng trở nên trầm lắng. Cổ phiếu công nghệ nằm trong nhóm những cổ phiếu có hiệu suất kém nhất trong phiên giao dịch đầu tuần.

Cổ phiếu của hãng chip Nvidia giảm 9% trong ngày 5/8. Apple giảm hơn 8% sau khi tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett bán ra một nửa cổ phiếu Nhà Táo trong quý 2. Trong khi đó, cổ phiếu Tesla cũng giảm 7%, Boardcom giảm 9%.

Tại châu Á, cổ phiếu Nhật Bản sụt giảm sâu. Các nhà đầu tư tại châu Á – Thái Bình Dương có phiên đầu tiên để phản ứng trước báo cáo việc làm tháng 7 của Mỹ. Chỉ số Nikkei 225 đã giảm 12,4%, kết phiên ở mức 31.458,42 điểm. Đây là kết quả tệ nhất đối với chỉ số này kể từ “Thứ Hai Đen tối” năm 1987. Mức giảm 4.451,28 điểm cũng là mức giảm lớn nhất về mặt điểm của chỉ số này.

Các thị trường khác trên toàn cầu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh do lo ngại suy thoái kinh tế. Các nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu để tìm nơi trú ẩn an toàn. Giá trái phiếu biến động ngược với lợi suất. Trái phiếu chuẩn kỳ hạn 10 năm có lợi suất 3,76% vào thứ Sáu tuần trước, giảm so với mức 4,20% của một tuần trước đó và là mức thấp nhất trong năm.

Giá Bitcoin giảm từ gần 62.000 USD xuống còn khoảng 52.000 USD mỗi Bitcoin. Chỉ số Stoxx 600 của Châu Âu giảm 2,6%. Chỉ số biến động CBOE tăng vọt lên trên 53, mức cao nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch vào năm 2020.

Theo CNBC

Cùng chuyên mục

Đọc thêm