Trong khi thị trường chứng khoán đã giúp nhiều thế hệ tại Mỹ làm giàu trong một quá trình lâu dài, thì khía cạnh đầu tư giúp một số người thoát nợ nhanh chóng lại khiến một số chuyên gia Phố Wall không đồng tình. Khi "cuộc chiến" chống lại phát làm gia tăng biến động của các loại tài sản kể cả tiền số vẫn đang ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của các trader nhỏ lẻ, họ cảnh báo rằng thành quả tồi tệ vẫn sẽ xảy ra với khả năng cao.
Julian Emanuel – giám đốc chiến lược định lượng và vốn chủ sở hữu tại Evercore ISI, đã đưa ra nhận định về các lĩnh vực từng được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng như công nghệ đã chứng kiến giá trị sụt giảm trong năm nay. Ông nói: "Phần lớn những người có danh mục đầu tư nhỏ lẻ chỉ biết tạo lợi nhuận nhờ cổ phiếu tăng trưởng."
Song, Ilianna Salas vẫn không quan tâm đến những mối rủi ro đó. Chàng trai 25 tuổi đến từ Los Angeles đang đầu tư vào các công ty như Sweetgreen và Olaplex. Anh đang kỳ vọng những khoản lãi sẽ giúp chi trả khoảng 300 USD chi phí mỗi tháng. Anh nói: "Không ai muốn trả nợ bằng thu nhập hàng tháng. Tôi thấy có nhiều người đang ở trên thuyền giống mình."
Ilianna Salas.
Theo số liệu của Fed, người Mỹ ôm khoản nợ sinh viên khoảng 1,7 nghìn tỷ USD vào cuối năm ngoái. Hiện tại, vẫn chưa có số liệu thống kê về số sinh viên vay nợ đang đầu tư, nhưng có thể họ sở hữu tiền mặt. Tháng 3, Fed New York ước tính gần 37 triệu người có nợ sinh viên đang tạm dừng thanh toán khoảng 195 tỷ USD nợ.
Hiện tại, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tiếp tục gia hạn thời gian thanh toán nợ sinh viên. Trong khoảng thời gian đó, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đang "xuống tiền" cho cổ phiếu và tiền số.
Nadia Vanderhall – nhà tư vấn tài chính cá nhân 37 tuổi, sống tại bắc Carolina, đã đầu tư cổ phiếu và quỹ từ cuộc khủng khoản tài chính năm 2008. Cô đang tận dụng thời gian trước khi các khoản nợ đến hạn thanh toán vào cuối tháng 8 để đầu tư mạnh tay hơn nữa. Hiện tại, cô đang đổ tiền vào các công ty an ninh mạng và sản xuất xe điện, đồng thời đầu tư thêm vào tiền số để trang trải khoản nợ 23.000 USD.
Jake Jolly – chiến lược gia đầu tư cấp cao tại BNY Mellon Investment Managament, cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng khi đầu tư tiền số vì rất khó để xác định mức giá hợp lý.
Bất chấp cảnh báo từ các chuyên gia, nhiều "con nợ" vẫn muốn thử kiếm tiền dù chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ. Họ bị thu hút bởi những câu chuyện về nhà đầu tư trả hết nợ nhờ lãi đầu tư chứng khoán. Hay thậm chí, nhiều người khác cũng quen biết ai đó thực sự đã làm được điều này.
Ví dụ Chris Smerek đã thanh toán xong khoản nợ sinh viên 23.000 USD sau khi bắt đầu đầu tư vào năm 2020 – được coi là mục tiêu cho năm mới của mình. Chàng trai 27 tuổi đến từ Michigan đã lãi lớn nhờ Tesla và Apple chia tách cổ phiếu, cũng như mua quyền chọn mua đúng thời điểm với các cổ phiếu meme như GameStop.
Smerek chia sẻ về đợt tăng giá thần tốc của GameStop hồi đầu tháng 1/2021: "Tôi nghĩ rằng, nếu nhận lãi như mong muốn, tôi có thể trả toàn bộ khoản nợ của mình trước khi lãi suất tăng trở lại." Ngày hôm sau đó, cổ phiếu meme này lại tăng thêm 100%. Anh nói: "Tôi đã kiếm được tiền và nhanh chóng bán ra, vì đây là cổ phiếu biến động mạnh nhất từ trước đến nay."
Song, không phải ai cũng có được kỳ tích như Smerek. Fed New York chỉ ra rằng, chỉ 17% những người đi vay có đủ khả năng trả nợ sinh viên kể từ tháng 3/2020, dù một số đã thanh toán các khoản nợ khác như thẻ tín dụng.
Tỷ lệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, tổ chức, ngân hàng và các nhà tạo lập thị trường phi ngân hàng trên TTCK Mỹ.
Andrew D’Anna – giám đốc điều hành bộ phận trải nghiệm khách hàng nhỏ lẻ của Charles Schwab, cho biết khi nhóm của ông trò chuyện với nhà đầu trẻ, họ cho rằng "quản lý nợ và trả nợ là mối ưu tiên lớn."
SurveyMonkey – cuộc khảo sát được CNBC thực hiện, cho thấy 81% người trưởng thành ở Mỹ có nợ sinh viên nói rằng họ phải trì hoãn những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời như mua nhà hoặc tiết kiệm để nghỉ hưu.
Đợt gia hạn thanh toán nợ sinh viên được thực hiện trùng với thời điểm nhiều nhà đầu tư ở nhà trong thời gia phong tỏa vì đại dịch. Theo Jackson Gutenplan và Larry Tabb, chuyên gia của Bloomberg Intelligence, nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm 24% khối lượng vốn đổ vào TTCK tại Mỹ trong quý I/2021. Trong khi sau đó bắt đầu giảm, thì tỷ lệ này vẫn ở mức cao là 17%.
Dẫu vậy, không phải con nợ nào cũng chú ý đến những tín hiệu rủi ro trên thị trường. Travis Rogers – 23 tuổi, một nhân sự bộ phận phân tích hoạt động doanh nghiệp tại State Street, cho biết giá khí đốt, thực phẩm và tiền thuê nhà tăng cao đang khiến đầu tư trở thành rủi ro mà anh không thể hứng chịu ở thời điểm này.
Anh nói: "Tôi đang cân nhắc nghiêm túc về việc chuyển về sống với bố mẹ để tiết kiệm thêm một khoản tiền. Đó không phải là điều mà tôi từng nghĩ cách đây 6 tháng."
Nick Meyer – nhà lập kế hoạch tài chính và KOL trên TikTok, cho biết anh đã đặt nhiều câu hỏi hơn về cách trả nợ sinh viên bằng đầu tư chứng khoán hay tiền số. Vì một số người theo dõi anh đã thành công trong năm ngoái, Meyer cho biết anh đang nhắc nhở mọi người về chi phí cơ hội.
Meyer nói: "Bạn muốn trả sớm một khoản vay lãi suất 3% hay để tiền để đầu tư vào quỹ nào đó như quỹ chỉ số S&P 500. Liệu lợi nhuận trung bình hàng năm có đạt 10% hay không?"
Suy nghĩ này khiến Dana D’Auria – đồng CIO tại Envestnet, lạc quan rằng ngay cả những người đang gánh nợ sinh viên cũng sẽ thấy được lợi ích lâu dài của việc đầu tư và họ sẽ hướng đến một cách tiếp cận đa dạng và được quản lý chuyên nghiệp hơn.
Smerek hiện chưa để các quỹ quản lý tiền của mình nhưng đang thận trọng hơn với các khoản đầu tư, dù đã trả hết nợ. Anh nói: "Tôi đang có mục tiêu đầu tư vào các cổ phiếu có rủi ro thấp, thay vì chạy theo những cổ phiếu meme nổi nhất và lãi nhiều nhất hiện nay."
Tham khảo Bloomberg