Từ lâu, câu chuyện quảng cáo và làm thương hiệu đã luôn là chủ đề nóng với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Một cá nhân/doanh nghiệp muốn bán được hàng luôn cần sử dụng tới rất nhiều công cụ, online - offline, giảm giá - khuyến mãi, SEO Google - Facebook...
Trong đó, nhiều doanh nghiệp tin rằng, khi sản phẩm của họ bán chạy, quảng cáo ra đơn hàng, tự khắc thương hiệu sẽ được nhiều người biết tới. Rằng chỉ cần "đổ tiền" cho quảng cáo Facebook, Google là xây dựng được một thương hiệu mạnh, một niềm tin vững chắc trong lòng người tiêu dùng.
Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh, nhiều đơn hàng chưa chắc đã nhiều niềm tin.
Anh Khánh - một người bán hàng online tâm sự: "Tôi bắt đầu tham gia bán hàng trên Facebook từ cách đây 4 năm. Ngoài kĩ năng bán hàng, tôi còn nghiên cứu thêm rất nhiều các thủ thuật chạy quảng cáo, gom đơn trên Facebook. Mỗi lần tiêu tốn chừng 4-5 triệu đồng tiền quảng cáo trên Facebook, đổi lại đơn hàng về rất chạy".
Chủ yếu, các mặt hàng mà anh Khánh kinh doanh liên quan tới các sản phẩm thời trang, quần áo, phụ kiện dành cho nam giới. Gần đây, khi số đơn hàng trên Facebook đi vào ổn định, anh Tuấn quyết định "làm lớn", thuê cửa hàng và mở điểm bán trên phố Thái Thịnh, Hà Nội.
Sau 6 tháng mở cửa hàng, anh Khánh nhận ra, dù đơn vị có nhiều đơn hàng trên Facebook, nhưng chưa chắc đã nhận về nhiều niềm tin từ người tiêu dùng.
"Quả thực, quảng cáo và làm thương hiệu khác xa nhau. Ban đầu, tôi cứ nghĩ sản phẩm cứ bán chạy, cứ đổ thật nhiều tiền vào quảng cáo, thì người ta sẽ tin tưởng mình mình, sau này nhận ra không phải vậy", anh Khánh kể lại.
Lý giải về nhận định trên, anh này cho biết, vì chỉ biết chạy quảng cáo, bán hàng theo dạng cuốn chiếu nên phần lớn khách hàng mà anh có được là khách vãng lai. Nghĩa là tỷ lệ quay lại thấp, hầu như người ta mua một lần vì rẻ, vì khuyến mãi rồi thôi.
Nói cách khác, dù có chi đậm cho quảng cáo, anh vẫn thất bại trong việc gây dựng niềm tin với người tiêu dùng. Tiền đã chi cho Facebook, Google, nhưng tên tuổi, thương hiệu mà anh Khánh gây dựng vẫn mãi chẳng chịu lớn.
"Phàm là người kinh doanh, ai cũng cần tạo ra một thương hiệu có dấu ấn"
Chia sẻ về vấn đề này, anh Bùi Tuấn Minh - CEO Galle Watch cho hay: "Quảng cáo để bán được sản phẩm là điều rất đáng quý, bởi doanh nghiệp nào cũng cần tồn tại, cần nuôi sống bản thân, do đó cần quảng cáo. Nhưng nên hiểu đúng, quảng cáo chỉ là công cụ nhất thời, để tồn tại bền bỉ, cũng phải nghĩ đến chuyện làm thương hiệu cho sản phẩm, cửa hàng".
Theo anh Minh, doanh nghiệp muốn tiến xa thì phải tạo dựng được thương hiệu, và để tạo dựng được thương hiệu có dấu ấn, thì cần tới rất nhiều yếu tố.
Anh lấy ví dụ, trong thị trường đồng hồ Việt Nam - nơi tạo dựng niềm tin đặc biệt quan trọng bởi vấn đề hàng giả, hàng nhái rất nhiều, để tạo dựng được thương hiệu tốt cần quan tâm tới 3 vấn đề: sản phẩm, dịch vụ và uy tín.
Về sản phẩm và dịch vụ, đồng hồ bán ra phải là hàng thật, có bảo hành chính hãng, nguồn gốc rõ ràng. Khi tới cửa hàng, chất lượng dịch vụ phải tốt, nhân viên phải niềm nở, nhiệt tình với khách. Anh Tuấn Minh nhấn mạnh, không gì khiến khách hàng tin vào thương hiệu hơn là tin vào sản phẩm và dịch vụ. Nghĩa là sản phẩm, dịch vụ có tốt, có hay thì khách hàng mới tin vào đơn vị bán.
"Ngày hôm nay khách tới mua đồng hồ tại Galle Watch và chọn được một sản phẩm tốt, bản thân họ là người ưng ý nhất. Họ thấy tin tưởng thì lần sau, và lần sau nữa sẽ tới mua tiếp. Thậm chí, họ có thể giới thiệu thêm cho người thân, vì tới lúc này họ đã thực sự tin vào thương hiệu", CEO Galle Watch chia sẻ.
Về góc độ uy tín, anh Bùi Tuấn Minh cho hay, con đường gây dựng uy tín sẽ gian nan hơn.
Anh Tuấn Minh lý giải, uy tín không đơn thuần là doanh nghiệp chỉ bán ra sản phẩm tốt, hay dịch vụ tốt nữa, mà còn phải hướng tới những giá trị cao hơn. Lấy ví dụ, đồng hồ Thụy Sĩ là dòng sản phẩm đắt tiền, do đó, bán đồng hồ cũng giống như bán những giá trị vô hình cho khách hàng.
Chia sẻ về cách làm của Galle Watch, CEO này mách nước, có hơn 2 cách để thương hiệu tạo dựng được uy tín với người dùng.
Phương pháp đầu tiên đó là liên kết với các thương hiệu, doanh nghiệp cùng tầm với mình, để từ đó 2 đơn vị cùng nâng nhau lên. Ví dụ, khi bán đồng hồ, Galle Watch sẽ tặng những thẻ gym, tập yoga cao cấp cho khách hàng... Chính quà tặng, sự cao cấp của đối tác cũng sẽ giúp nâng tầm uy tín cho thương hiệu. Tuy nhiên, cách làm này cần thời gian, và cần sự kết nối rất nhiều, độ tự chủ của doanh nghiệp không cao.
Trong khi đó, phương pháp thứ hai hiệu quả và thông minh hơn, đó là tham gia vào các sự kiện, hoạt động có tầm ảnh hưởng, nhằm nâng tầm thương hiệu.
Chẳng hạn, Galle Watch là nhà tài trợ quà tặng cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đồng nghĩa với việc những chiếc đồng hồ chính hãng do Galle Watch phân phối sẽ được trao tặng tới sự kiện có tầm ảnh hưởng không chỉ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương mà trên toàn thế giới.
Để có thể tham gia các sự kiện tầm cỡ như vậy, anh Tuấn Minh cho biết, bản thân Galle Watch trước hết phải là một nhà phân phối uy tín, đẳng cấp, xác thực được tiêu chuẩn chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Với năng lực suốt 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành đồng hồ, sở hữu hệ thống hơn 31 showrooms trải khắp toàn quốc, phân phối hơn 30 thương hiệu đồng hồ chính hãng danh tiếng trên Thế giới và là trung tâm bảo hành ủy quyền chính hãng theo tiêu chuẩn Thụy Sỹ của nhiều hãng đồng hồ nhất tại Việt Nam, Galle Watch đã vinh dự được lựa chọn.
Trước đó, Galle Watch cũng từng đồng hành với các đoàn thể thao Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Gần đây nhất, tại Olympic Rio 2016 và Sea Games 2017, Galle Watch đã đồng hành cùng các vận đông viên hàng đầu như tuyển thủ bắn súng Hoàng Xuân Vinh hay vận động viên cầu lông Nguyễn Tiến Minh - Vũ Thị Trang đem vinh quang về cho Việt Nam.
Bên cạnh niềm vinh dự, tự hào, CEO Galle Watch luôn nhận thức trách nhiệm của doanh nghiệp: "Bằng chữ tín và khát vọng tiên phong nâng tầm dịch vụ cho người Việt, chúng tôi luôn phấn đấu trở thành nhà phân phối đồng hồ chính hãng số 1 tại Việt Nam về quy mô, với chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế. Đồng thời, chúng tôi hướng tới là đối tác chiến lược của nhiều hãng đồng hồ lớn trên Thế giới tại thị trường Việt Nam, từ đó mang tới thật nhiều lợi ích cho người tiêu dùng Việt".