Tuy nhiên, vị Phó Tổng này bán cổ phiếu nhưng trước đó không công bố thông tin đăng ký giao dịch theo quy định. Cổng thông tin HoSE và website VPBank đều không có thông báo đăng ký bán số cổ phiếu nói trên của Phó Tổng Giám đốc VPBank.
Thị giá cổ phiếu VPBank trong thời gian vị Lãnh đạo đăng ký bán cổ phiếu với thị giá trung bình 36.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, Phó Tổng VPBank có thể thu về khoảng 900 triệu đồng sau giao dịch.
Theo quy định tại điều 33 Thông tư 96/2020/BTC-TT, lãnh đạo doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu trị giá dưới 200 triệu đồng theo mệnh giá trong một tháng, tương đương 20.000 cổ phiếu trong một tháng, thì không phải công bố thông tin. Như vậy, Phó Tổng VPbank đã giao dịch vượt theo quy định 5.000 cổ phiếu, tương đương khoảng 50 triệu đồng tính theo mệnh giá. Số cổ phiếu 20.000 còn lại là bán đúng quy định.
Sau giao dịch, vị lãnh đạo này đã giảm lượng sở hữu xuống còn hơn 6,5 triệu cổ phiếu VPB, tương đương 0,144% vốn điều lệ VPBank.
Nếu so với sự việc của ông Trịnh Văn Quyết, "bán chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC, thu lợi bất chính 530 tỷ đồng, thì con số vi phạm của vị lãnh đạo VPbank kể trên chỉ là rất nhỏ.
Mới đây, ngày 4/4/2022, VPBank chính thức công bố tái định vị thương hiệu, đặt mục tiêu trở thành ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam cam kết hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng”
Trong lịch sử phát triển gần 30 năm, đây là lần thứ hai VPBank thực hiện tái định vị thương hiệu. Lần đầu tiên là vào năm 2010 với việc đổi tên từ Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Hình ảnh trang chủ VPbank
Với định vị mới, tuyên ngôn thương hiệu của VPBank sẽ được thay đổi từ "Hành động vì những ước mơ" thành "Vì một Việt Nam thịnh vượng". Sứ mệnh đó sẽ được VPBank từng bước hiện thực hóa thông qua nhiều chương trình, dự án trọng điểm tập trung vào 4 giá trị: Thịnh vượng Tài chính - Thịnh vượng Cộng đồng - Thịnh vượng Thể chất và Thịnh vượng Tinh thần.