Đầu tư bất động sản yêu cầu một lộ trình học tập nhất định. Song, chỉ cần nghiên cứu kỹ càng và tư duy đúng đắn, bạn có thể dễ dàng tránh được một số nhầm lẫn.
Dana Bull bắt đầu đầu tư bất động sản ở tuổi 22, và hiện sở hữu tổng số hơn 20 loại hình nhà đất khác nhau. Theo kinh nghiệm không chỉ mua và quản lý tài sản của chính mình mà còn tư vấn cho khách hàng, có một số sai lầm cô thấy nhiều người mới lần đầu đầu tư mắc phải.
1. Thuê người quản lý nhà cửa/ đất đai ngay lập tức
Làm chủ nhà không phải dành cho tất cả mọi người. Nó có thể rất tốn thời gian và đòi hỏi những kỹ năng mà chỉ dân chuyên mới biết. Do đó, nhiều nhà đầu tư bất động sản thuê người quản lý tài sản để xử lý các hoạt động liên quan và bảo trì hàng ngày. Nhưng nó có thể là một sai lầm đối với một số nhà đầu tư.
"Chi phí để thuê một người quản lý bất động sản thường dao động từ 8 - 12% doanh thu sắp đến của bạn. Đó là chưa kể trước đó bạn phải trả lãi vay nếu mua theo dạng thế chấp và cả các chi phí vận hành tòa nhà. Do vậy, bạn có thể mất đi kha khá lợi nhuận không đáng.”
Bull cho rằng chiến lược này không hẳn là sai lầm đối với những người sở hữu nhiều bất động sản. Song, đó có thể là quyết định sai lầm đối với những người mua lần đầu. Đặc biệt là khi thuê người làm những chuyện chính bản thân họ có thể tự mình thực hiện.
2. Có “tư duy ngắn hạn” về tài sản
Bất động sản không phải là khoản đầu tư ngắn hạn. Cần có thời gian để mua và bán bất động sản cũng như thời gian để chúng sinh lời. Và tất cả những điều đó cần rất nhiều kiên nhẫn.
Bạn phải rèn luyện trí óc của mình để có một tư duy dài hạn. Ví dụ, mọi người sẽ mua một bất động sản đầu tư. Trong tuần đầu tiên hoặc tháng đầu tiên, một cái gì đó sẽ cần được bảo trì hoặc sửa chữa. Họ rất khó chịu về điều đó. Và đó là suy nghĩ ngắn hạn, 'Tôi vừa mua chỗ này và đã có vấn đề.”
Đó chỉ là một phần của quá trình. Đầu tư bất động sản không phải chỉ mua đi bán lại trao tay mà còn có rất nhiều chuyện phải làm. Bảo trì sửa chữa là một trong những số đó.
Có một quỹ khẩn cấp vững chắc trước khi đầu tư vào bất động sản có thể giúp bạn an tâm hơn khi tài sản của bạn bắt đầu phát sinh chi phí.
3. Không coi tài sản như một doanh nghiệp
Nhiều người nghĩ về bất động sản cho thuê của họ chỉ là một phần thu nhập thụ động . Tuy nhiên, Bull khuyến nghị rằng những chủ nhà mới bắt đầu nên coi bất động sản cho thuê như một công việc kinh doanh.
Bull nói: "Từ khía cạnh pháp lý, hãy đảm bảo rằng bạn được bảo vệ với tư cách là một doanh nghiệp. Từ góc độ chuyên nghiệp, đó là cách bạn làm việc với nhóm của mình, cách bạn làm việc với các nhà cung cấp và cách bạn tìm thấy các giao dịch mua bán phù hợp. Bạn cần trở nên chuyên nghiệp trong mọi khía cạnh như một doanh nghiệp."
4. Không nghĩ đến người tiêu dùng cuối cùng - người thuê nhà
Nghĩ về bất động sản cho thuê của bạn như một công việc kinh doanh có nghĩa là phải hiểu rõ đâu là khách hàng mục tiêu bạn muốn nhắm đến.
Một số người muốn mua bất động sản ở một nơi gần gũi với thiên nhiên và xa trung tâm thành phố. Song, câu chuyện ai sẽ là những người thuê nhà ở đó? Họ mong muốn điều gì. Nếu bạn chỉ đưa cho họ một ngôi nhà và không thêm bất kỳ tiện ích gì, tiền có thể về túi của bạn nhưng sẽ khó để giữ được mối quan hệ lâu dài với người đi thuê.
Trước khi mua bất động sản cho thuê, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu những người thuê nhà trong khu vực của bạn đang tìm kiếm. Bao gồm họ sẽ trả bao nhiêu và những gì họ sẽ mong đợi bạn cung cấp.
5. Không lập kế hoạch dự phòng
Khi mua một bất động sản nào đó rồi cho thuê lại đầu tiên, Bull đề nghị nên có một kế hoạch dự phòng trong trường hợp không thể giao dịch hay cho thuê ngay. Đó có thể đơn giản là một quỹ khẩn cấp để tiếp tục trả cả gốc lẫn lãi từ khoản thế chấp trong khi đợi người thuê phù hợp. Điều kiện tiên quyết là bạn phải có kế hoạch để không bị thâm hụt ngân sách.
“Khi làm việc với khách hàng, tôi có thể nói, 'Tôi hiểu bạn phải mua cái này để cho thuê nó, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể thực hiện hợp đồng thuê 12 tháng. Đây có phải là một khu vực nơi bạn có thể thực hiện kiểu Airbnb? Bạn có thể tự mình dọn vào nhà không?”, Bull chia sẻ.
Lưu ý đến kế hoạch dự phòng này có thể giúp quá trình kinh doanh bớt căng thẳng hơn nhiều và bạn sẽ tránh được các vấn đề về dòng tiền trong tương lai.
Ảnh: Tổng hợp