Kinh doanh

Một tỉnh Đông Bắc không thuộc diện sắp xếp, kinh tế bứt tốc ấn tượng

Tóm tắt:
  • Quảng Ninh có 80% diện tích đồi núi và kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.
  • GRDP năm 2024 đạt 347,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,42% so với năm 2023.
  • Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,45%, du lịch đón 19 triệu lượt khách.
  • Vốn FDI vào Quảng Ninh tăng 1.764% từ 171,2 triệu USD năm 2019 lên gần 3,2 tỷ USD năm 2023.
  • Quảng Ninh dẫn đầu về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI từ 2017 đến 2023.

Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 620,8 nghìn ha, thuộc vùng núi Đông Bắc (xét về mặt địa chất và địa lý) nước ta, có vị trí địa chính trị, kinh tế, đối ngoại và đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. 

Cùng với vị trí địa lý đặc thù, Quảng Ninh còn là cửa ngõ kết nối liên vùng, liên tỉnh và liên quốc gia. Địa phương này cũng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hưng Yên.

Dù diện tích đất tự nhiên có đến 80% là đồi núi, song những năm gần đây, kinh tế Quảng Ninh lại tăng trưởng thần tốc với hàng loạt con số ấn tượng.

Cụ thể, theo số liệu của Cục Thống kê, quy mô GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) theo giá hiện hành năm 2024 của Quảng Ninh đạt 347,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,42% so với năm 2023 và đứng thứ 7 cả nước.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh trong năm 2024, tăng 20,45%, cao hơn 4,05 điểm phần trăm so với năm 2023. Ngành du lịch đạt mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 22% so với năm 2023.

Đáng chú ý, quy mô GRDP của tỉnh này tăng theo chiều thẳng đứng, từ con số gần 189,87 nghìn tỷ đồng năm 2019 đã vọt lên 347,5 nghìn tỷ đồng năm 2024, tức tăng 83%, tương đương khoảng 157,63 nghìn tỷ đồng.

Kéo theo đó, GRDP bình quân đầu người của Quảng Ninh những năm qua cũng tăng trưởng ấn tượng.

Từ mức 143,3 triệu đồng/người/năm năm 2019, GRDP bình quân đầu người tại địa phương này năm 2023 bật tăng lên ngưỡng 227,1 triệu đồng/người/năm, tức tăng khoảng 58,5%. 

So với mức bình quân 102,9 triệu đồng/người/năm của cả nước năm 2023, GRDP bình quân đầu người của Quảng Ninh cao gấp 2,2 lần, đồng thời cao hơn TPHCM và Hà Nội lần lượt là 56,5 triệu đồng và 76,8 triệu đồng.

Tính đến năm 2023, GRDP bình quân đầu người của Quảng Ninh chỉ xếp sau Bà Rịa - Vũng Tàu (345,4 triệu đồng/người/năm).

Con số gây bất ngờ nhất là vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Quảng Ninh. Nếu năm 2019, tỉnh này chỉ thu hút được vỏn vẹn 171,2 triệu USD vốn FDI, thì đến năm 2022 đã tăng thần tốc lên gần 2,2 tỷ USD và đạt gần 3,2 tỷ USD vào năm 2023.

Theo đó, vốn đầu tư FDI vào tỉnh miền núi vùng Đông Bắc này trong năm 2023 cao gấp 18,6 lần so với năm 2019, tương đương mức tăng 1.764%. Đây là mức tăng trưởng đột biến so với mặt bằng chung của các tỉnh, thành phố ở nước ta trong giai đoạn 2019-2023.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninh năm 2024 cũng đạt gần 6 tỷ USD, tăng mạnh gần 3,5 tỷ USD so với năm 2019, tương đương mức tăng 140,3%.

Trong các chỉ tiêu kinh tế, chỉ có thu ngân sách nội địa của tỉnh ghi nhận mức tăng giảm đan xen qua các năm giai đoạn 2019-2023, trong đó mức đỉnh đạt 42.199 tỷ đồng vào năm 2021. 

Năm 2023, thu ngân sách nội địa của Quảng Ninh đạt 39.207 tỷ đồng, giảm nhẹ 7% so với năm 2021, nhưng tăng 13% so với năm 2019.

Ngoài những con số ấn tượng trên, Quảng Ninh còn là tỉnh 7 năm liền dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (2017-2023).

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố.

Trước khi về ‘chung một nhà’, quy mô kinh tế của Quảng Nam và Đà Nẵng ra sao?

Trước khi về ‘chung một nhà’, quy mô kinh tế của Quảng Nam và Đà Nẵng ra sao?

Là 2 trong 52 tỉnh, thành phố thuộc diện phải sáp nhập đơn vị hành chính, Quảng Nam và Đà Nẵng có quy mô kinh tế như thế nào trước khi về “chung một nhà”?
Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp

Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp

Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến giữ nguyên sau sắp xếp đơn vị hành chính. Vậy, quy mô kinh tế các địa phương này thế nào?
Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng xuất khẩu top 2 cả nước, đuổi sát nút TPHCM

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng xuất khẩu top 2 cả nước, đuổi sát nút TPHCM

Có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh lại đứng top 2 cả nước. Thậm chí, có giai đoạn xuất khẩu của tỉnh này còn đuổi sát nút top đầu TPHCM.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Nhạc nước từng thất bại, sao vẫn muốn dựng ở Hồ Gươm?

TP - Hải Phòng từng phải tháo dỡ hệ thống nhạc nước gần 200 tỷ đồng ở hồ Tam Bạc sau khi công trình trở thành biểu tượng của sự lãng phí và bất cập. Hà Nội cũng từng chọn bỏ cây để làm nhạc nước ở vườn hoa Hàng Đậu, giờ chỉ còn là sân bê tông trống vắng. Thế nhưng, giữa những bài học nhãn tiền, đề xuất dựng nhạc nước ở vườn hoa Lý Thái Tổ lại xuất hiện.

Tin xem nhiều