Công nghệ

MiG-35 lần đầu phá hủy mục tiêu trên không trong thực chiến

Tóm tắt:
  • MiG-35 đã lần đầu được Không quân Nga dùng để đánh chặn UAV của Ukraine.
  • Chiến đấu cơ này được đưa đến Quân khu Moskva và tiêu diệt một số UAV đối phương.
  • Chỉ có 6 chiếc MiG-35 được sản xuất, sử dụng hạn chế do ưu tiên dòng Sukhoi.
  • Nga nhắm MiG-35 vào thị trường quốc tế thay thế MiG-29, nhưng gặp khó vì lệnh cấm vận.
  • Cách duy nhất để phát triển là chuyển giao công nghệ và sản xuất MiG-35 tại nước đối tác.
 - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4,5 MiG-35 mới nhất của Nga đã lần đầu tiên được Lực lượng Hàng không Vũ trụ sử dụng để đánh chặn máy bay không người lái của Quân đội Ukraine. Thông tin này được hãng thông tấn ANNA News đưa tin.

Theo ghi nhận, các tiêm kích tiên tiến này đã được gửi tới Quân khu Moskva. Máy bay chiến đấu sau khi nhận nhiệm vụ đã bắn hạ một số UAV của Ukraine.

Chúng ta hãy nhớ lại rằng các cuộc thử nghiệm bay của MiG-35 đã bắt đầu vào năm 2017. Theo tuyên bố từ Tổng công trình sư của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất - ông Sergei Korotkov, MiG-35 đã được sử dụng trong khuôn khổ chiến dịch đặc biệt.

Tuy vậy vấn đề sản xuất hàng loạt vẫn chưa được quyết định, mới chỉ có 6 máy bay loại này rời dây chuyền lắp ráp và được sử dụng hạn chế trong Không quân Nga, khi giới chức quân sự nước này ưa chuộng dòng Sukhoi có tầm bay và tải trọng lớn hơn.

 - Ảnh 2.

Tiêm kích MiG-35 đã lập nên chiến công đầu tiên.

Nga hướng MiG-35 vào thị trường quốc tế nhằm thay thế những chiếc MiG-29 cổ điển từ thời Liên Xô, tuy nhiên triển vọng xuất khẩu là rất khó khăn khi những lệnh cấm vận được siết chặt và bản thân chiến đấu cơ này chưa được chính quốc gia sản xuất tin dùng.

Giải pháp duy nhất đối với Moskva hiện nay theo đánh giá là chấp thuận hỗ trợ toàn bộ công nghệ và đồng ý sản xuất MiG-35 tại một quốc gia đối tác, chỉ có viễn cảnh trên mới giúp chiếc máy bay này có cơ hội cao hơn.

Tiêm kích Su-30MKI thử nghiệm bom lượn dẫn đường tầm xa.
Theo Anna News

Các tin khác

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới ra sao sau động thái lãi suất cứng rắn?

Giá vàng tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cảnh báo lạm phát gia tăng và rủi ro thị trường lao động làm gia tăng bất ổn kinh tế. Nhà đầu tư chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung vào cuối tuần.

Bệnh nhân bị hạn chế tiếp cận kỹ thuật cao do rào cản tài chính

Quyền lợi của người bệnh trong quá trình chẩn đoán và điều trị vẫn còn những bất cập, chi phí ngoài luồng vẫn tồn tại. Cần có thêm các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị hiện đại được bảo hiểm y tế thanh toán, thêm cơ hội cho người bệnh được chẩn đoán, điều trị hiệu quả hơn.

Bộ Tài chính: Đảm bảo kinh phí chi trả cho người nghỉ hưu sớm

Bộ Tài chính cho biết đã báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 đang diễn ra về việc bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 để thực hiện chính sách, chế độ cho viên chức và người lao động nghỉ hưu, thôi việc sớm do sắp xếp.