Doanh nghiệp

Masan huy động gói tín dụng 600 triệu USD do HSBC bảo lãnh phát hành và thu xếp vốn

Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) cùng với một số định chế tài chính khác cung cấp cho CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) và Công ty TNHH The Sherpa, công ty con trực thuộc Masan, một khoản vay hợp vốn có thời hạn trị giá 600 triệu USD phục vụ cho mục đích đầu tư phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ các mục tiêu chiến lược dài hạn của Masan và các mục đích chung của công ty.

HSBC đóng vai trò là Ngân hàng Đồng Bảo lãnh phát hành, Thu xếp vốn và Dựng sổ trong giao dịch này. 

Tiện ích tín dụng với kỳ hạn 5 năm này cũng là khoản vay hợp vốn lớn nhất với kỳ hạn dài nhất Masan từng huy động. Giao dịch đã thu hút sự quan tâm từ thị trường, thu hút 37 bên cho vay trong quá trình huy động vốn. Tổng giá trị khoản vay đã tăng lên 600 triệu USD so với mục tiêu ban đầu là 375 triệu USD.

Trong sự kiện "Đối thoại đầu tuần" mới đây do tờ Đầu tư tổ chức, ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan cho rằng, thị trường vốn trong 12 – 18 tháng tới cực kỳ khó khăn vì lãi suất ở Mỹ và Việt Nam đang tăng. Cùng với đó là xung đột Nga và Ukraine khiến các nhà đầu tư dùng vốn vào những tài sản an toàn như trái phiếu của chính phủ Mỹ.

“Trước khi xảy ra khủng hoảng, các nhà đầu tư hay đi tìm kiếm cơ hội ở các công ty có nền tảng tốt nhưng lợi nhuận không cao. Ví dụ Uber hay Grab, ba năm qua có giá trị rất cao, nhưng thời gian này, họ không có lợi nhuận nên sức ép, giá trị co lại”, ông Danny Le nhận định.

Theo lãnh đạo Masan, sau giai đoạn khó khăn, các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến các doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận nên việc gọi vốn sẽ khó khăn. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn cơ hội cho các công ty có dòng tiền tốt.

Về tình hình tài chính của Masan, tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA (trong 12 tháng qua) là 3,3 lần vào cuối tháng 9, tăng so với mức 2,2 lần tại cuối năm 2021, chủ yếu do lượng tiền mặt thấp hơn do Masan thực hiện các hoạt động sáp nhập để tăng tốc chiến lược WINLife.

Tiền và các khoản tương đương tiền đang có là 7.724 tỷ đồng vào cuối quý III, thấp hơn so với cuối năm 2021, do việc mua cổ phần Phúc Long và Nyobolt trong quý III.

Nợ ròng (tổng nợ vay trừ đi khoản tiền, tương đương tiền) cuối kỳ ghi nhận 53.207 tỷ đồng, tăng so với mức 35.540 tỷ đồng vào cuối năm 2021, do lượng tiền mặt giảm.

CAPEX tăng từ 2.115 tỷ đồng 9 tháng năm ngoái lên 3.069 tỷ đồng vào ba quý đầu năm nay.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

42% nhân sự Việt thường xuyên bị stress – Doanh nghiệp phải làm sao để tạo cảm hứng làm việc và giữ chân nhân tài?

“Giải pháp bây giờ không phải cứ tăng lương lên và giảm việc xuống là ổn, vì nó có giới hạn nhất định và không bền vững. DN cần khiến nhân sự cảm thấy được quan tâm, dù là sức khỏe, tài chính hoặc tinh thần; đồng thời tránh tạo nên những áp lực không cần thiết, như không email công việc vào ban đêm và sáng sớm, không kỳ vọng nhân viên phản hồi ngay…”, CEO Anphabe khuyến nghị.

Chuyển đổi số tại Việt Nam: Doanh nghiệp đã đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn nhân lực?

Theo một khảo sát của Dell Technologies, một nửa lãnh đạo công nghệ VN cho biết: vì chuyển đổi số quá nhanh, nhiều nhân viên của họ đang đối mặt với thử thách thích nghi và bắt kịp với những thay đổi. Việc chuyển đổi số bền vững chỉ xảy ra khi con người và công nghệ giao thoa với nhau. Theo đó, DN phải có sự đồng cảm, giúp nhân sự có sự kết nối tốt, làm việc thú vị - năng suất.