Với sự phát triển của xã hội, các cuộc phỏng vấn xin việc từ một bài kiểm tra năng lực chuyên môn đơn giản đã trở thành thử thách lớn đầy khó khăn. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ tận dụng cơ hội này để đặt ra đủ loại câu hỏi kỳ lạ nhằm mục đích khảo sát chuyên sâu hơn các kỹ năng mà ứng viên có.
Thứ mà nhà tuyển dụng cần giờ đây là sự khác biệt, họ ưa thích các ứng viên có lối tư duy đa dạng theo nhiều hướng. Điều này đòi hỏi ở người xin việc năng lực giao tiếp, xử lý vấn đề, đặc biệt là cần có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao. Bởi suy cho cùng, một công ty muốn phát triển không thể chỉ dựa vào năng lực của một các nhân mà dựa vào cả tập thể, nên cần có sự hòa hợp, đoàn kết ở đây.
Phỏng vấn xin việc ngày càng trở nên khó hơn (Ảnh minh họa)
Tiểu Hoàn là một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học. Như bao người, Tiểu Hoàn nhanh chóng bắt đầu hành trình tìm việc. Sau một thời gian dài rải hồ sơ khắp nơi, cuối cùng cô cũng nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty lớn.
Tiểu Hoàn tự tin đến công ty. Vừa đến đã có người đưa cô đến phòng phỏng vấn. Tại đây, cô ngồi xuống hồi hộp chờ đợi, được một lúc thì một người đàn ông trung niên bước vào, ngồi xuống chiếc bàn trước mặt cô và trò chuyện. Các câu hỏi đều rất chuyên nghiệp và thực tế nhưng không làm khó được Tiểu Hoàn. Cô đã trả lời rất tốt và người phỏng vấn tỏ vẻ cũng rất hài lòng với cô.
Vào cuối buổi phỏng vấn, người phỏng vấn ngỏ ý cô có thể đến làm việc ngay từ ngày mai. Tiểu Hoàn rất vui, cô nhanh chóng đứng dậy cảm ơn người phỏng vấn. Tuy nhiên, chính động thái này của cô đã khiến người phỏng vấn khó chịu.
Người đàn ông nói: "Tại sao cô lại mặc váy ngắn như vậy đi phỏng vấn? Cô nghĩ công ty chúng tôi là gì vậy, là nhà của cô à? Cô đã bị loại, mời cô ra về".
Tiểu Hoàn gần như bị sốc trước sự tức giận đột ngột của người phỏng vấn. Bản thân cô cũng thấy khó hiểu và có chút bực bội, nhưng cuối cùng cô đã lấy lại được sự bình tĩnh và ôn hòa đáp lời: "Lời đầu tiên, tôi xin phép gửi lời xin lỗi đến anh vì cách ăn mặc của tôi có thể đã khiến anh cảm thấy không thoải mái. Lời thứ hai, tôi cảm thấy ăn mặc là quyền tự do của mỗi người, người đối diện không hài lòng thì có thể góp ý nhưng không có quyền chửi bới, mắng mỏ.
Cuối cùng, anh là người đại diện cho hình ảnh quý công ty. Tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc khi anh sẵn sàng công khai chỉ trích tôi vô căn cứ một cách nặng lời như vậy. Điều này đã khiến ấn tượng tốt của tôi với quý công ty giảm xuống vài bậc. Bản thân tôi không rõ quý công ty thế nào nhưng từ cách hành xử của anh, tôi nghĩ rằng chất lượng của quý công ty cũng không tốt đi đâu được".
Tiểu Hoàn bình tĩnh trình bày các lý lẽ của mình khi bị nhà tuyển dụng làm khó (Ảnh minh họa)
Nói đoạn, cô định quay lưng bước đi nhưng lại được người phỏng vấn gọi lại. Lúc này, trên mặt người phỏng vấn là nụ cười không thể tươi hơn. Người này vừa vỗ tay vừa chúc mừng: "Đây thực chất chỉ là một bài kiểm tra phản ứng tại chỗ chúng tôi dành cho cô vì muốn kiểm tra xem liệu cô có thể giữ được nguyên tắc và sự bình tĩnh của mình khi có tình huống cực đoan xảy ra hay không.
Bất kể cô có thực sự kiên trì với quy tắc của mình được hanh không nhưng cách cô dứt khoát chống lại những lời nói và hành vi xúc phạm thô lỗ cho thấy bạn là người mạnh mẽ, có tố chất vượt nghịch cảnh tốt. Vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ tuyển dụng cô".
Bản thân Tiểu Hoàn không biết vui hay buồn với tình huống dở khóc dở cười mình vừa trải nghiệm. Tuy nhiên, cô lấy làm vui lòng với thông báo nhận việc từ công ty và hoàn toàn mong đợi quãng thời gian đi làm sắp tới của mình.
Còn bạn, nếu rơi vào tình huống giống Tiểu Hoàn, bạn sẽ phản ứng như thế nào?