Cụ thể, tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản phải thanh toán 10,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn (chiếm 60% giá trị TPDN đến hạn). Còn doanh nghiệp xây dựng phải thanh toán 5,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu đến hạn (chiếm 34% giá trị TPDN đến hạn). Nếu tính cả số lượng trái phiếu mua lại trước hạn, áp lực thanh toán của doanh nghiệp lớn hơn nhiều.
Năm 2022, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là 210,5 nghìn tỷ đồng (tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021).
Trong khi đó, lượng phát hành TPDN mới giảm mạnh khoảng 65% so với năm ngoái. Cụ thể, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng là 10,5 nghìn tỷ đồng. Chủ yếu TPDN phát hành trong năm qua (chiếm 96%) là trái phiếu riêng lẻ, giá trị 244,5 nghìn tỷ đồng
Theo thống kê từ Công ty Chứng khoán BSC, tổng giá trị phát hành trái phiếu trong năm 2020 và năm 2021 lần lượt là 458,7 nghìn tỷ đồng và 775,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó nhóm bất động sản chiếm 40 - 45% tổng giá trị phát hành.
Tổng quy mô trái phiếu đáo hạn năm 2023 - 2024 ước tính lần lượt khoảng 317,5 nghìn tỷ đồng và 363,4 nghìn tỷ đồng (cao hơn mức 220 nghìn tỷ đồng năm 2022). BSC cho rằng, đây là áp lực tương đối lớn đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Năm 2023, doanh nghiệp tiếp tục dè dặt trong kế hoạch phát hành TPDN. Theo tổng hợp hợp của VMBA, mới có 2 ngân hàng đưa ra kế hoạch phát hành TPDN năm nay. Cụ thể, ngân hàng TMCP Bắc Á đã công bố kế hoạch chào bán ra công chúng đợt 2 hơn 2,5 nghìn tỷ đồng trong tháng 1,2/2023, kỳ hạn 7 và 8 năm.
Ngân hàng TMCP BIDV có kế hoạch chào bán ra công chúng đợt 2 với tổng giá trị hơn 6,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Kỳ hạn 7, 8 và 10 năm. Thời gian phát hành dự kiến trong tháng 12/2022 đến tháng 1/2023 (tùy thuộc điều kiện thị trường thuận lợi).