Sức khỏe

Loạt địa chỉ chi nhánh sữa giả ở Hòa Bình đã "gỡ biển, mất tích"

Tóm tắt:
  • Sau vụ 573 loại sữa giả bị phát hiện, các địa chỉ công ty sữa tại Hòa Bình nhanh chóng biến mất.
  • Cục An toàn thực phẩm cho biết gần 600 loại sữa giả đã được công bố, nhiều sản phẩm từ 4 công ty.
  • Các địa chỉ đăng ký sản phẩm sữa giả thực chất là phòng khám và không có hoạt động sản xuất.
  • Sản phẩm sữa giả chủ yếu được bán online, gây khó khăn trong việc quản lý và kiểm tra.
  • Người dân lo lắng về trách nhiệm quản lý khi số lượng lớn sữa giả vẫn "lọt" ra thị trường.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong gần 600 loại sữa giả được tung ra thị trường, chỉ tính riêng năm 2024, 4/11 công ty trong "hệ sinh thái" sản xuất sữa giả đã công bố hàng trăm sản phẩm tại Hòa Bình.

Các công ty gồm: Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma; Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group; Công ty cổ phần dược quốc tế Big Four Pharma và Công ty cổ phần dinh dưỡng y học BFF.

Theo hồ sơ đăng ký công bố, tự công bố sản phẩm gửi đến Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Hòa Bình, Chi nhánh Hòa Bình - Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group, Chi nhánh Hòa Bình - Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma có cùng địa chỉ tại số 335 đường Trần Hưng Đạo, phường Quỳnh Lâm, TP. Hòa Bình.

W-IMG_1744963691454_1744963695115.jpg
Địa chỉ số 335 đường Trần Hưng Đạo là Phòng khám sản phụ khoa. Ảnh: Đức Hoàng

Còn Chi nhánh Hòa Bình - Công ty cổ phần dược quốc tế Big Four Pharma, Chi nhánh Hòa Bình - Công ty CP dinh dưỡng y học BFF có cùng địa chỉ số 10 khu liền kề Dạ Hợp, tổ 12, phường Hữu Nghị, TP. Hòa Bình.

Tuy nhiên, khi phóng viên tìm đến 2 địa chỉ trên ghi nhận không có bất cứ hoạt động nào liên quan đến sản xuất, kinh doanh sữa.

Cụ thể, tại địa chỉ 335 Trần Hưng Đạo (TP Hòa Bình) là một phòng khám phụ sản. Bà Phạm Thị T. (chủ phòng khám) cho biết, đã thuê căn phòng này 6 năm nay. Bà rất bất ngờ khi địa chỉ phòng khám của mình lại bị các công ty trên dùng để đăng ký.

Còn ông Vương Văn Thuần, chủ của căn nhà số 335 (đường Trần Hưng Đạo) cho biết, ông chỉ ký hợp đồng với chủ phòng khám sản phụ là bà T.

Còn khi đến địa chỉ số 10 khu liền kề Dạ Hợp, tổ 12, phường Hữu Nghị (TP. Hòa Bình), phía bên phải cửa nhà có gắn biển 1 công ty xây dựng. Còn phía bên trái cửa có dấu hiệu tấm biển đã tháo gỡ.

Trao đổi với phóng viên, anh Vương (người thuê nhà kế bên) cho biết, ngày hôm qua còn thấy 2 biển hiệu của công ty sữa. Tuy nhiên, sáng nay tấm biển đã biến mất.

W-IMG_1744963691496_1744963694763.jpg
Tấm biển quảng cáo của các công ty sữa giả đã bị gỡ. Ảnh: Anh Tâm

Về việc hậu kiểm sản phẩm sữa, bà Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình khẳng định, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Hòa Bình thường xuyên có những đợt kiểm tra, giám sát để phát hiện những vi phạm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở lưu thông hàng hóa.

Tuy nhiên, những sản phẩm sữa này lại không bán tại cửa hàng tại địa bàn Hòa Bình mà chủ yếu bán online trên các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, cơ sở sản xuất cũng không nằm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình để lấy mẫu nên rất khó trong việc quản lý.

Về quy trình thực hiện thủ tục công bố sản phẩm, bà Hằng cho biết, các doanh nghiệp làm thủ tục công bố sản phẩm trên hệ thống trực tuyến. Sau đó, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Hòa Bình sẽ thực hiện theo quy trình đã xây dựng theo tiêu chuẩn ISO.

Trong vòng 7 ngày làm việc sẽ cấp giấy tiếp nhận bản tự công bố cho doanh nghiệp nếu đúng quy định.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp công bố rồi rút hồ sơ công bố là chuyện bình thường vì có thể doanh nghiệp đã dừng sản xuất dòng sữa đó.

Chi tiết danh sách hàng trăm loại sữa giả được đăng ký công bố tại Hòa Bình

Chi tiết danh sách hàng trăm loại sữa giả được đăng ký công bố tại Hòa Bình

Trong gần 600 loại sữa giả dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai, hàng trăm loại đã được đăng ký công bố tại Hòa Bình.
Thêm 1 bệnh viện để sản phẩm của công ty trong đường dây sữa giả 'lọt' thầu

Thêm 1 bệnh viện để sản phẩm của công ty trong đường dây sữa giả 'lọt' thầu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết, sản phẩm sữa Hapomil do Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Rance Pharma - công ty nằm trong đường dây sản xuất sữa giả, đã "lọt" thầu bán trong nhà thuốc tại bệnh viện.
Sữa giả lọt lưới, bệnh viện nói bị hại, bác sĩ quảng cáo kêu bị lợi dụng, lỗi của ai?

Sữa giả lọt lưới, bệnh viện nói bị hại, bác sĩ quảng cáo kêu bị lợi dụng, lỗi của ai?

Một tuần sau thông tin đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả bị phanh phui, người dân bất an, lo lắng, nhưng câu hỏi về trách nhiệm quản lý, hậu kiểm khi để số lượng rất lớn các loại sữa giả “lọt" ra thị trường vẫn còn bỏ ngỏ.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

[LIVE] ĐHĐCĐ DIC Corp: Dự kiến hoàn tất bán một phần dự án Đại Phước trong quý II, vẫn chưa tìm được nhà đầu tư cho khách sạn Pullman

Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIC Corp, thông tin ban điều hành đã đàm phán để chuyển nhượng loạt dự án. Trong đó, một phần dự án Đại Phước đã tìm được đối tác và đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cuối cùng.

Phó Thủ tướng: Khẩn trương ổn định thị trường vàng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan theo dõi sát tình hình và diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng trong nước và quốc tế để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để ổn định thị trường vàng.

Triển lãm Global Sourcing Fair Việt Nam 2025: Biến thử thách thành cơ hội cho ngành sản xuất và xuất khẩu Việt Nam

Global Sourcing Fair Việt Nam 2025, triển lãm nguồn cung ứng quốc tế, diễn ra trong bối cảnh ngành sản xuất và xuất khẩu đang đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ và kết nối với các nhà mua hàng quốc tế từ các thị trường tiềm năng.

Tin xem nhiều